Ngày càng có nhiều nghiên cứu y học phát hiện ra măng cụt không chỉ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch mà còn chống viêm, cũng như chứa chất xanthones giúp chống lại nhiều loại bệnh ung thư.
Vỏ măng cụt dày, thịt có hình dạng giống như tép tỏi, ăn vào rất mềm, có vị chua và ngọt, chứa lượng chất xơ, vitamin C cao cùng lượng calo rất thấp.
Măng cụt – “Nữ hoàng của các loại trái cây” tính hàn, còn sầu riêng – “Vua của các loại trái cây” thì tính nóng. Do đó, những người biết cách phối hợp thức ăn sẽ ăn măng cụt sau khi ăn sầu riêng để loại bỏ nhiệt trong cơ thể.
Vỏ măng cụt có chứa nhiều chất dinh dưỡng, ở Đông Nam Á, vỏ măng cụt và măng cụt đã được sử dụng làm thuốc dân gian để điều trị các bệnh như tiêu chảy, kiết lỵ, vết thương nhiễm trùng và viêm loét mãn tính.
Măng cụt có nguồn gốc từ quần đảo Mã Lai, chúng phát triển chậm, thường mất từ 8 đến 10 năm từ khi trồng đến khi kết trái.
Nghiên cứu y học đã phát hiện ra rằng măng cụt có chứa protein, đường, chất xơ, vitamin C, B, axit folic, canxi, sắt, kali, v.v., cũng như chất xanthones đặc biệt, bảo vệ hệ tim mạch, chống ung thư, chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể.
Một nghiên cứu ở Malaysia cho thấy xanthones có thể chống lại ung thư đại trực tràng, trường Đại học Illinois (Chicago, Mỹ) cũng xuất bản một bài báo về măng cụt có thể làm chậm sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt. Năm 2016, nghiên cứu được công bố trên “Tạp chí Ung thư Quốc tế” đã xác nhận rằng α-mangostin trong măng cụt có thể tiêu diệt các tế bào ung thư vú.
Xanthones là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ được tìm thấy trong nhiều loại thực vật, nhưng măng cụt chứa nhiều hơn các loại trái cây khác. Tuy nhiên, hầu hết xanthones được tìm thấy trong vỏ măng cụt. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng xanthones có tác dụng kiểm soát sự phân chia, tăng trưởng và di căn của các tế bào ung thư và có tiềm năng như thuốc chống ung thư.
Măng cụt chứa chất xanthones, giúp chống lại nhiều loại bệnh ung thư. (Ảnh: Shutterstock)
Ngoài khả năng chống ung thư, xanthones trong măng cụt còn giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống viêm và chống dị ứng. Ở các nước Đông Nam Á, măng cụt được sử dụng để làm giảm phản ứng viêm của cơ thể. Các nghiên cứu của Nhật Bản đã so sánh chiết xuất măng cụt với một loại thuốc chống dị ứng và thấy rằng chiết xuất măng cụt ức chế việc giải phóng histamine và prostaglandin tốt hơn, do đó làm giảm viêm và dị ứng trong cơ thể.
Măng cụt cũng bảo vệ da, giảm nguy cơ bị mụn trứng cá, viêm da, chàm và nhiễm khuẩn.
Lợi ích của măng cụt – “Nữ hoàng của các loại trái cây”. (Ảnh: Shutterstock)
1. Măng cụt tính hàn, có thể tiêu hỏa, thanh nhiệt giải độc, những người bị suy nhược cơ thể nên chú ý, đặc biệt là phụ nữ không nên ăn nhiều trong thời kỳ sinh lý, nếu không sẽ làm tăng cơn đau kinh nguyệt, nên uống trà gừng đường đỏ để giảm cảm giác khó chịu.
2. Măng cụt có chứa kali, bệnh nhân mắc bệnh tim phải kiêng ăn, vì một khi ion kali trong cơ thể đột ngột tăng lên, rất dễ gây ra co thắt tim và hạ huyết áp.
3. Người bị mắc bệnh thận nên chú ý, không được ăn quá 3 quả măng cụt mỗi ngày.
4. Măng cụt chứa lượng đường cao, dễ làm tăng lượng đường trong máu, bệnh nhân tiểu đường cũng chỉ nên ăn một ít.
Khi chọn măng cụt, bạn nên chọn quả có lá màu xanh, vỏ màu đỏ tía và dùng đầu ngón tay ấn vào khá mềm, như vậy quả sẽ tươi, nhiều nước và ngọt.
Để tránh sau khi mua về bị khô và hư hỏng, tốt nhất là cho măng cụt vào túi đựng thực phẩm, để lại một lượng không khí nhỏ, bịt kín miệng túi và cho vào tủ lạnh.
Nguồn tin: Trithucvn.net
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự