Bác sĩ Tickoo - Giám đốc Nội khoa thuộc Bệnh viện Max Superspeciality, Delhi (Ấn Độ) - cho biết, vi khuẩn E.coli có thể gây ra tình trạng tiêu chảy phân nước, đau dạ dày và các triệu chứng tiêu hóa khác.
Độc tố này mạnh đến mức có thể làm hỏng niêm mạc ruột non, dẫn đến tiêu chảy ra máu. Đôi khi, vi khuẩn này cũng có thể di chuyển từ ruột đến đường tiết niệu, dẫn đến nhiễm trùng hay bệnh viêm vùng chậu và nhiễm trùng vết thương.
Khi vi khuẩn E.coli xâm nhập vào máu của bạn, nó sẽ gây ra phản ứng viêm trong cơ thể, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết nếu không tiêm kháng sinh kịp thời.
Dấu hiệu và triệu chứng
Nếu bạn bị tiêu chảy do vi khuẩn E.coli, bạn sẽ bị tiêu chảy, đau bụng, chuột rút, chán ăn và sốt nhẹ. Nếu vi khuẩn ảnh hưởng đến đường tiết niệu, bạn sẽ bị đau vùng chậu, đau hoặc cảm giác nóng rát khi đi tiểu, buồn tiểu thường xuyên và nước tiểu đục, có mùi hôi. Bạn có thể bị bệnh trong vòng vài giờ đến 10 ngày sau khi tiếp xúc.
Nguồn lây nhiễm
Bác sĩ Tickoo đưa ra một số nguồn lây nhiễm bao gồm:
1) Ăn thực phẩm bị ô nhiễm, nấu chưa chín hoặc sống như rau sống chưa được rửa sạch.
2) Uống nước bị ô nhiễm: E.coli có ở xung quanh chúng ta dưới dạng phân của động vật và người bị nhiễm bệnh, có thể làm ô nhiễm nguồn nước tự nhiên và ở hồ bơi.
3) Bạn có thể bị nhiễm bệnh khi dùng chung đồ vật hoặc bề mặt với người bị nhiễm bệnh khác.
4) Bạn có thể bị nhiễm khi không vệ sinh phòng tắm đúng cách. Ngoài ra, không rửa tay đúng cách và không khử trùng bề mặt phòng tắm như xả nước và thiếu sinh tay nắm cửa thường xuyên.
Yếu tố rủi ro
E.coli có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Nhưng một số người dễ bị tổn thương hơn như trẻ em, người lớn trên 60 tuổi, người mắc bệnh đi kèm, người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc người dùng thuốc ức chế miễn dịch cần thiết cho các tình trạng bệnh lý như ung thư.
Axit dạ dày có tác dụng bảo vệ chống lại E.coli. Do đó, nếu bạn dùng thuốc để giảm axit dạ dày, chẳng hạn như pantoprazole, bạn có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng E.coli.
Lưu ý
Người bệnh có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, một số chủng E.coli có thể kháng thuốc do người bệnh lạm dụng thuốc kháng sinh.
Xét nghiệm độ nhạy có thể cho bạn biết loại thuốc kháng sinh nào có hiệu quả, có cần tiêm hay không. Đó là lý do tại sao bạn cần phải cẩn thận về thuốc kháng sinh mà bạn sử dụng cho các tình trạng sức khỏe khác nhau.
Nguồn tin: Laodong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự