Chỉ số đường huyết phản ánh tốc độ tăng đường huyết sau khi ăn một loại thực phẩm nhất định. Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ và các loại đậu không chỉ giúp ổn định đường huyết mà còn góp phần làm giảm mỡ máu, từ đó hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Theo một nghiên cứu của American Journal of Clinical Nutrition, chế độ ăn có nhiều thực phẩm chỉ số đường huyết thấp giúp cải thiện lipid huyết thanh và giảm mức cholesterol xấu (LDL). Nghiên cứu này cho thấy những người theo chế độ ăn có chỉ số đường huyết thấp có nồng độ triglyceride trong máu thấp hơn so với những người tiêu thụ thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như bánh mì trắng và đồ uống ngọt. Sự cải thiện này có thể là do khả năng duy trì cảm giác no lâu hơn của thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, giúp giảm tổng lượng calo nạp vào.
Chế độ ăn giàu thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp giúp kéo dài cảm giác no và giảm nguy cơ tăng cân. Việc kiểm soát cân nặng, trong đó có giảm cân có mối liên hệ chặt chẽ với mức mỡ máu vì trọng lượng cơ thể quá mức có thể dẫn đến tăng cholesterol và triglyceride. Khi thay thế thực phẩm chế biến sẵn có chỉ số đường huyết cao bằng thực phẩm tự nhiên có chỉ số đường huyết thấp thì không chỉ giảm mỡ máu mà còn cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể.
Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến nghị rằng, việc tiêu thụ thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như rau xanh, trái cây tươi và các loại hạt nên trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh rằng, chế độ ăn như vậy không chỉ giúp kiểm soát mỡ máu mà còn góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và các bệnh tim mạch.
Nguồn Laodong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự