Thực phẩm siêu chế biến là những thực phẩm có chứa nhiều chất phụ gia và bao gồm chất béo, tinh bột, đường và chất béo hydro hóa. Những thực phẩm này có hàm lượng calo cao, ngon miệng và có thể ăn ngay.
Những người tiêu thụ nhiều loại thực phẩm này có chỉ số khối cơ thể cao hơn, tỉ lệ hút thuốc cao hơn và có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu.
Tại sao ăn nhiều thực phẩm siêu chế biến làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm?
Thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết
Tiến sĩ Gautami Nagabhirava, bác sĩ thần kinh cấp cao tại Bệnh viện Kamineni (Ấn Độ) cho biết, thực phẩm siêu chế biến thường thiếu hụt dinh dưỡng, các loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa gây ảnh hưởng đến quá trình điều hòa tâm trạng.
Hàm lượng đường và chất béo cao
Hàm lượng đường và chất béo không lành mạnh trong các loại thực phẩm siêu chế biến dẫn đến tình trạng viêm mãn tính. Điều này có liên quan đến các triệu chứng trầm cảm bằng cách tác động tiêu cực đến chức năng dẫn truyền thần kinh và sức khỏe não bộ nói chung.
Sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột
Cũng theo tiến sĩ Nagabhirava, thực phẩm siêu chế biến và chất tạo ngọt nhân tạo có thể phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột, làm tăng khả năng gây viêm dẫn đến rối loạn tâm trạng. Những thực phẩm này cũng có thể gây ra sự biến động nhanh chóng về lượng đường trong máu, dẫn đến thay đổi tâm trạng, cảm giác cáu kỉnh và trầm cảm.
Ăn uống vô độ
Do mang lại sự tiện lợi và cảm giác ngon miệng, thực phẩm siêu chế biến có thể khiến người ăn tiêu thụ quá mức, gây ra cảm giác tội lỗi hoặc không hài lòng với chế độ ăn uống, từ đó ảnh hưởng đến tâm trạng.
Chế độ ăn uống không hợp lý và lối sống ít vận động
Ăn nhiều thực phẩm siêu chế biến và chất tạo ngọt nhân tạo thường đi kèm với lối sống không lành mạnh, ít vận động, ít ăn trái cây và rau quả, góp phần gây ra bệnh trầm cảm.
Nguồn Laodong.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự