1. Ức chế chức năng tuyến giáp
Trong đậu nành chứa hàm lượng cao chất isoflavone gây ức chế khả năng sản xuất hormone tuyến giáp của cơ thể - công cụ điều tiết chuyển hóa tốc độ và nhiệt độ cơ thể.
Vì thế, sử dụng đậu nành trong một thời gian lâu sẽ dẫn đến suy giáp, một số biểu hiện như: Tăng cân nhanh mặc dù ăn không ngon miệng, mệt mỏi, nhịp tim giảm, huyết áp thấp và một số các biểu hiện khác.
2. Gây đầy hơi, tiêu chảy
Đậu nành chứa một lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan. Trong đó, các loại chất sợi không hòa tan chủ yếu là alpha-galactoside, có thể gây ra chứng đầy hơi và tiêu chảy ở những người nhạy cảm.
3. Hạn chế hấp thụ canxi trong cơ thể
Các axit phytic có trong đậu nành đã làm hạn chế sự hấp thụ canxi và một số chất khác như sắt, kẽm từ đó gây ra thiếu hụt chất khoáng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương.
Một số cách sử dụng đậu nành để đạt hiệu quả tốt nhất:
- Nên đun sôi sữa đậu nành ở nhiệt độ cao để loại bỏ một số hoạt chất không có lợi cho sức khỏe.
- Không đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt, bởi vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh trưởng và phát triển trong môi trường ấm để lâu.
- Không nên uống quá nhiều trong cùng một lúc nếu không sẽ gây ra tình trạng đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng không được hấp thụ hết. Không nên uống quá 500 ml/ngày.
Theo Laodong.vn
Nguồn tin: baolaodong
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự