Bạn đã từng trải nghiệm những giây phút khi mọi chuyện dường như không theo ý mình muốn? Chẳng hạn như, mất chìa khóa, vô tình làm đổ nước, dậy muộn, lỡ mất chuyến xe buýt/tàu, quên đem đồ đạc, và nhiều thứ nữa?
Bạn không cô đơn đâu. Tất cả chúng ta, kể cả bản thân tôi, đều trải qua những lần mà mọi chuyện không như chúng ta kỳ vọng.
Đây là hướng dẫn của tôi để làm thế nào xử lý với các khó khăn thường nhật.
1. Lùi lại một bước và đánh giá
Khi chuyện gì xấu xảy ra, hãy lùi lại một bước và đánh giá tình hình. Một vài câu hỏi bạn có thể hỏi bản thân:
1. Vấn đề là gì?
2. Bạn có phải là người duy nhất trên thế giới phải đối mặt vấn đề này hôm nay?
3. Vấn đề này nhìn như thế nào ở góc độ cá nhân? Góc độ quốc gia? Toàn cầu?
4. Chuyện xấu nhất có thể xảy ra như là kết quả của chuyện này là gì?
5. Nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của bạn trong vòng 1 năm tới? 5 năm tới? 10 năm tới?
Làm bài tập này không phải nhằm làm giảm nhẹ vấn đề hay rũ bỏ trách nhiệm, mà là để cân nhắc các góc nhìn khác nhau, để bạn có thể tìm ra hướng tiếp cận tốt nhất cho nó. Đa số vấn đề chúng ta đụng phải hàng ngày dường như là một vấn đề khổng lồ khi chúng trồi dậy, nhưng đa số, nếu không muốn nói là tất cả, không có nhiều tác động lên cuộc sống của chúng ta sau ngày đó...
2. Xả giận nếu bạn phải làm vậy, nhưng đừng níu kéo vấn đề
Nếu bạn cảm thấy rất bất lực và cần phải trút giận, hãy cứ tự nhiên và làm như bạn muốn. Nói chuyện với một người bạn, phàn nàn, càm ràm về nó, hoặc hét to bể phổi nếu điều đó làm bạn vui.
Đồng thời, đừng để bản thân cứ tiếp tục xả giận. Mặc dù nó có thể tạm thời khiến bạn dễ chịu, nó cuối cùng cũng sẽ không giải quyết được các vấn đề của bạn. Bạn không muốn trở thành một con ma cà rồng hút tự cạn năng lượng của chính mình đâu!
Trút giận nếu bạn cần, nhưng chỉ làm nó trong vòng 15 đến 20 phút. Sau đó bỏ qua.
3. Nhận ra rằng có những người khác ngoài kia cũng đang đối mặt với điều tương tự
Kể cả khi tình huống có vẻ nản chí, bạn không một mình. Hãy nhớ rằng có gần như 7 người trên thế giới hôm nay, và nhiều khả năng có những người khác cũng đang gặp điều y chang trước đó. Hãy nhớ rằng không chỉ riêng bạn có thể giúp bạn thoát khỏi tâm lý "tội nghiệp" bản thân.
4. Xử lý suy nghĩ/cảm xúc của bạn
Xử lý suy nghĩ/cảm xúc của bạn với bất kỳ một trong 4 phương thức sau:
Ghi nhật ký. Ghi lại sự không hạnh phúc trong một nhật ký cá nhân hoặc trên blog của bạn. Nó không cần phải trang trọng - nó có thể là một cuộc brain dump trên giấy hay trên tài liệu word. Xóa nó khi bạn đã xong.
Ghi âm lại. Ghi âm lúc bạn nói ra những suy nghĩ trong đầu mình. Những dụng cụ bao gồm băng ghi âm, máy tính của bạn (Audacity là một phần mềm miễn phí để thu âm/chỉnh sửa đoạn thu âm) và điện thoại của bạn (gần như tất cả điện thoại ngày nay đều có chức năng thu âm). Bạn cũng có thể sử dụng chức năng thư thoại cho việc này. Sau khi thu âm, bật nghe lại những gì bạn nói. Nó có thể để lộ khá nhiều thứ đấy.
Thiền. Ở dạng cơ bản nhất, thiền định chỉ đơn giản là ngồi/nằm yên và quan sát thực tại - kể cả những ý nghĩ và cảm xúc của bạn. Một vài người nghĩ nó còn gồm nhiều thứ lễ nghi phức tạp, lằng nhằng, nhưng không đâu.
Nói chuyện với ai đó. Nói về nó với một ai đó có thể giúp bạn giải quyết được vấn đề. Nó còn giúp bạn có được một quan điểm khác và nhìn nhận nó từ nhiều góc độ khác nhau.
5. Chấp nhận những suy nghĩ của mình
Đừng kìm hãm những suy nghĩ, mà hãy chấp nhận chúng. Nó bao gồm cả những suy nghĩ tích cực và tiêu cực.
Bằng cách chấp nhận, ý tôi là nhận ra những suy nghĩ này có hiện diện. Vậy giả dụ như bạn có một suy nghĩ rằng, "Wow, tôi ngu ngốc thật!", chấp nhận điều đó. Nếu bạn có một suy nghĩ rằng, "Tôi không thể tin rằng điều này lại xảy đến với mình một lần nữa", chấp nhận nó luôn đi.
Hãy nhớ rằng chấp nhận những suy nghĩ không đồng nghĩa là bạn đồng ý với chúng. Nó chỉ đơn giản là nhận ra sự hiện diện của những câu nói trong đầu, để bạn có thể dừng việc dằn vặt bản thân và tập trung vào tình huống hiện tại.
6. Cho bản thân được nghỉ ngơi
Nếu bạn rất căng thẳng bởi tình huống và vấn đề không quá khẩn cấp, hãy cho bản thân được nghỉ. Đi dạo, nghe một vài bài nhạc, xem phim, hay đi ngủ. Khi xong rồi, bạn sẽ thấy dồi dào sinh lực hơn để đối mặt với khó khăn đó.
7. Tìm hiểu xem bạn thật sự đang rầu rĩ về chuyện gì
Rất nhiều lần, cơn giận chúng ta cảm nhận không bắt nguồn từ thế giới bên ngoài. Bạn có thể bắt đầu tức giận một người hay một thứ gì đó, nhưng sâu thẳm bên trong, cơn giận lại bắt nguồn từ chính bản thân bạn.
Tìm hiểu nguồn gốc vấn đề của cơn giận.
Sau đó, hỏi bản thân bạn. Làm cách nào mình có thể cải thiện tình huống này? Hãy đến bước số 9, nơi bạn có thể định hình được những bước đi khả thi của mình. Cơn tức giận của chúng ta đến từ việc không thể kiểm soát được tình hình. Ngồi đây và cảm thấy tức điên sẽ chắc chắn không thay đổi được gì đâu. Chúng ta càng làm nhiều hành động, sẽ càng kiểm soát được tình hình, và cảm thấy tốt hơn.
8. Xem đây là một thử thách để vượt qua
Như Helen Keller từng nói,
"Nhân cách không thể nào phát triển được chỉ bằng sự dễ chịu và êm ái. Chỉ bằng những kinh nghiệm của việc thử và thống khổ, tâm hồn mới có thể mạnh mẽ, tầm nhìn mới thoáng đãng, tham vọng mới được khơi dậy và thành công mới có thể đạt được."
Bất kể bạn đang đối mặt với chuyện gì, hãy nhìn nhận nó như một thử thách cần vượt qua. Với mọi nỗ lực, sẽ luôn có vô số chướng ngại vật bạn phải gặp trên đường. Những chướng ngại vật này giúp phân biệt những người vượt qua được, và những người không thể. Nếu bạn có thể thúc đẩy bản thân mình vượt qua, bạn sẽ trở thành một người mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Không có thứ gì có thể cản bước bạn trong tương lai.
9. Phân tích tình hình - Tập trung vào các bước hành động khả thi.
Ở mỗi bước thụt lùi, sẽ luôn có những thứ không thể thay đổi, bởi chúng đã xảy ra rồi. Bạn muốn tập trung vào những thứ mà vẫn có thể thay đổi (còn cứu được) chứ không phải những thứ đã xảy ra và không thể thay đổi. Lúc duy nhất mà tình huống thay đổi là khi bạn bắt tay vào để cải thiện nó. Thay vì khóc lóc vì những việc đã lỡ, cải thiện tình hình bằng cách:
1. Tình huống này là gì?
2. Điều gì trong tình huống đấy đang gây căng thẳng cho bạn?
3. Bước đi tiếp theo giúp bạn giải quyết chúng?
4. Tiếp theo hãy hành động!
Sau khi bạn đã xác định các bước tiếp theo, thực hiện chúng. Chìa khóa ở đây là hãy tập trung vào những việc khả thi, không phải những thứ bất khả thi. Nó cơ bản là về việc tìm lại sự kiểm soát tình hình thông qua hành động trực tiếp.
10. Xác định nó đã xảy ra như thế nào (để nó không xảy ra lần tới)
Rất nhiều lần chúng ta phản ứng lại với những vấn đề. Vấn đề xuất hiện, và chúng ta cố gắng làm những gì tốt nhất có thể trong tình huống đó. Mặc dù phát triển một cơ chế phản ứng lành mạnh là quan trọng (chính là những gì bài viết này nhắm đến), một điều cũng không kém quan trọng, nếu không muốn nói là hơn, rằng bạn phải hiểu tại sao những vấn đề này lại xuất hiện. Bằng cách này, bạn có thể tập trung phòng ngừa nó xảy ra lần tới, hơn là phản ứng lại.
Nhiều người trong số chúng ta có lẽ nghĩ rằng vấn đề là ngoài tầm kiểm soát, nhưng thực tế là trong phần lớn thời gian nó hoàn toàn có thể phòng ngừa. Vấn đề là trách nhiệm của bạn tới đâu.
Chẳng hạn như, đối với một người không thể bắt một chiếc taxi đi làm vào buổi sáng, anh ta/cô ta có thể thấy đây là vấn đề thiếu taxi trong nước, hay do vận rủi. Tuy nhiên, nếu bạn lần lại nguồn cơn của vấn đề, nhiều khả năng hơn là nó liên quan đến (a) Có một kỳ vọng phi thực tế về thời gian cần để bắt một chiếc tắc xi. Anh ấy/Cô ấy nên dành ra nhiều thời gian hơn để đợi tắc xi lần tới. (b) Ngủ dậy muộn, bởi vì anh ấy/cô ấy đã quá mệt do làm khuya tối hôm trước. Anh ấy/Cô ấy nên dành nhiều thời gian để ngủ nghỉ hơn lần tới. Anh ấy/Cô ấy nên cải thiện kỹ năng quản lý thời gian, để hoàn thành công việc trong thời gian ngắn hơn.
11. Nhận ra tình hình đã có thể tệ hơn rất nhiều
Cho dù tình huống có xấu như thế nào, nó còn có thể tệ hơn rất nhiều. Một bản phân tích điểm lợi và hại sẽ giúp bạn nhận ra điều đó.
12. Cố gắng hết sức, nhưng đừng làm mình kiệt sức vì nó
Cho dù tình huống của bạn có tỏ ra xấu như thế nào, hãy vẫn làm hết mình, nhưng đừng để mình kiệt sức vì nó. Cuộc sống quá đẹp, sao bạn lại phải lo lắng quá nhiều về những vấn đề thường nhật? Lùi lại một bước (điều số 1), cho bản thân bạn được nghỉ ngơi nếu có thể (điều số 6), và làm tất cả những gì bạn có thể (điều số 9). Sau cùng, tất cả mọi thứ sẽ đâu ra đấy. Lo lắng quá mức về kết quả sẽ không thay đổi mọi thứ và làm cuộc sống của bạn tốt hơn đâu.
13. Rút ra những bài học kinh nghiệm từ những lần đối mặt với vấn đề
Luôn có những thứ để học từ những lần bạn gặp khó khăn. Bạn đã học được những gì từ sau vấn đề này? Bài học rút ra là gì?
Sau khi đã xác định được những điểm lưu ý, hãy nghĩ về cách bạn sẽ áp dụng chúng để tiếp tục tiến tới trong tương lai. Bằng cách này, chắc chắn bạn đã gặt hái được gì đó sau những thử thách đối mặt. Bạn bước đi thành một con người mạnh mẽ, thông thái, tốt hơn, rút ra được nhiều bài học trong tương lai hơn.
Theo ybox.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự