Bí quyết đối xử với 9 kiểu người trong cuộc sống

Thứ bảy - 25/04/2020 03:00
Trong cuộc sống có rất nhiều kiểu người với những tính cách khác nhau. Làm sao để chúng ta có thể đối xử với họ bằng những cách phù hợp và tinh tế?
Bí quyết đối xử với 9 kiểu người trong cuộc sống

Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 9 bí quyết để đối xử với 9 kiểu người trong cuộc sống. Mời bạn đọc Ohay TV cùng tham khảo!

1. Nói với người thông minh phải dựa vào sự hiểu biết

Những người thông minh nghe một hiểu mười, suy ngẫm sâu xa. Trước mặt những người này không thể khoác lác "múa rìu qua mắt thợ", mà cần dùng kiến thức thật sự để giao tiếp. Khi thấy đối phương có điểm đáng tiếp thu học hỏi, họ sẽ trở nên vui vẻ bàn luận và dễ kết thân nhanh chóng.

2. Nói với người hiểu biết phải dựa vào tài hùng biện

Người hiểu biết có kiến thức sâu rộng, không thích nghe chuyện tầm thường. Khi giao tiếp với kiểu người này nên nghiên cứu tìm hiểu những lĩnh vực mà họ quan tâm để thảo luận, khiến họ cảm thấy hứng thú với cuộc trò chuyện. Họ đặc biệt thích những người có thể đưa ra lý lẽ sắc sảo và coi trọng những ý kiến đa chiều xoay quanh các lĩnh vực ưa thích.

3. Nói với người ưa hùng biện phải dựa vào điều cốt lõi

Khi nói chuyện với những người có khả năng hùng biện, đầu tiên phải biết lắng nghe, sau đó dựa theo logic rõ ràng mà tìm điểm trọng yếu trong câu chuyện. Đối đáp phải ngắn gọn, rành mạch, chứng minh được tư duy của bạn linh hoạt, sáng sủa. Kiểm soát cảm xúc tối đa trong quá trình giao tiếp, đặt sự kiên nhẫn lên trên hết, không đi lạc khỏi trọng điểm. Như vậy, cuộc nói chuyện với họ mới thành công.

4. Nói chuyện với người có quyền thế phải dựa vào thái độ

Ứng xử với những người có quyền thế nhất định không được cao ngạo, nhưng cũng không nên rụt rè, tự ti. Điều chỉnh thái độ lễ phép, biết điều, có khí chất riêng, thâm tâm không có ý nhờ cậy hay tư lợi. Như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi để kết giao hoặc hợp tác với những người có quyền thế.

5. Nói chuyện với người giàu phải dựa vào điều trang nhã

Người giàu thường thích sang. Đối với họ, hạn chế nhắc trực tiếp đến tiền bạc, mà nên đề cập đến những vấn đề sang trọng, trang nhã như âm nhạc, nghệ thuật, tri thức, thời trang, nội thất phong thủy… Một khi nắm được sự hứng thú của đối phương, cuộc đối thoại sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

6. Nói chuyện với người nghèo phải dựa vào lợi

Người có thiếu thốn về vật chất sẽ không quan tâm nhiều đến những thứ vô hình cao xa như lý tưởng gì đó, mà họ cần nghe về hiện thực, lợi ích thiết thực, có thể nhìn thấy, sờ thấy được thì càng tốt. Những câu chuyện có nhân vật có thật, xuất phát điểm tương tự như họ, sẽ dễ gây thiện cảm với họ nhất.

7. Nói chuyện với người địa vị thấp phải dựa vào sự khiêm nhường

Đối với người có địa vị xã hội thấp hơn càng phải dùng thái độ khiêm nhường, tinh tế, trong đối thoại phải giữ tâm thế bình đẳng, như vậy mới nhận được sự coi trọng xứng đáng từ họ.

8. Nói chuyện với người nhiệt huyết phải dựa vào sự thẳng thắn

Khi nói chuyện với những người nhiệt huyết, có tính hào sảng, bạn không nên tỏ ra mình quá thông minh uyên thâm, mà nên thể hiện sự thẳng thắn, chân thành, tinh thần cởi mở. Rất dễ tạo thiện cảm với kiểu người này nếu bạn đối xử lại với họ cũng nhiệt tình như vậy.

9. Nói chuyện với người bảo thủ phải dựa vào những lời sắc bén

Đôi khi bạn sẽ gặp phải những người ngu muội, bảo thủ, cố chấp. Khi nói chuyện với kiểu người này thì phải dùng từ ngữ rõ ràng, sắc bén, nói ra được trọng tâm của vấn đề, khiến cho người ấy nhìn ra được đúng sai.

Lời kết: Trong giao tiếp, điều quan trọng nhất là không lấy mình làm trung tâm, mà bạn nên tìm hiểu và dựa vào vị thế, tính cách đối phương mà đối xử một cách linh hoạt, hợp lòng người. Có như vậy con đường đến thành công mới được suôn sẻ, thuận lợi.

Quyên Nguyễn - OhayTV

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây