Vị tỉ phú keo kiệt với bản thân
Nhìn bề ngoài, người ta nghĩ ông lão có vẻ nghèo khó và keo kiệt, nhưng việc ông làm lại khiến ông trở thành tấm gương cho các phú hào khác. Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ ông. Ông đã hơn 80 tuổi, ở cùng vợ trong một căn hộ cho thuê ở thành phố San Francisco nước Mỹ. Ông chưa từng mặc qua quần áo hàng hiệu, kính mắt rất cũ kỹ, đồng hồ đeo tay 15 đô la.
Ông không thích món ăn ngon, thích nhất là sữa hâm nóng và bánh sandwich cà chua giá rẻ. Ông cũng không có ô tô riêng, ra ngoài thường đều đi bằng xe buýt, túi xách mà ông từng dùng để đi làm là túi vải. Mặt khác, nếu cùng ông đến một quán rượu nhỏ uống bia, ông nhất định sẽ cẩn thận kiểm tra đối chiếu hóa đơn.
Nếu ai ở lại nhà ông ấy, trước khi ngủ ông ấy nhất định sẽ nhắc người đó tắt đèn để tiết kiệm chi phí. Một ông già keo kiệt nghèo khó như vậy, nhưng ít ai biết rằng ông đã làm những việc mà ít người làm được. Ông đã từng cống hiến cho đại học Cornell 588 triệu đô la Mỹ, cho đại học California 125 triệu đô la Mỹ, cho đại học Stanford 60 triệu đô la Mỹ.
Ông từng bỏ vốn 1 tỷ đô la cải tạo và xây mới 7 trường đại học ở New Ireland và hai trường đại học ở Northern Ireland. Ông từng thành lập quỹ từ thiện để phẫu thuật sứt môi hở hàm ếch cho trẻ em ở các nước đang phát triển… Ông là người sáng lập tập đoàn được miễn thuế toàn cầu DFS. Keo kiệt với chính mình, hào phóng với mọi người, thích kiếm tiền lại không thích được tiền, ông là Chuck Feeney.
Ông tâm nguyện, trước năm 2016 ông quyên hết 4 tỷ đôla còn lại, nếu không, chết không nhắm mắt. Hiện tại, từ số tiền kia mỗi năm đều có hơn 400 triệu đôla chảy về các nơi cần trên thế giới. Ông đã dựng nên một tấm gương cho những người giàu có: Hưởng thụ cuộc sống đồng thời quyên góp cho mọi người”.
Bill Gates và Warren Buffett đều chịu ảnh hưởng nhiều từ ông mà đã thay đổi hành động của mình. Sau khi việc thiện của Chuck Feeney được tiết lộ ra, rất nhiều phóng viên muốn tiếp xúc với ông. Trong tâm ai cũng đều có một nghi vấn: Làm sao Chuck Feeney có thể dửng dưng trước một gia tài hàng tỷ đôla kia chứ?
Đối với nghi vấn của mọi người, Chuck Feeney chỉ mỉm cười kể cho họ một câu chuyện: “Một con hồ ly thấy bồ đào trong vườn kết trái đầy, muốn vào trong ăn một chầu no bụng, nhưng giờ nó mập quá, không chui vào được. Thế là ba ngày ba đêm nó không ăn không uống để thân thể gầy xuống, cuối cùng cũng chui vào được! Ăn no nê, cảm thấy thỏa mãn, nhưng khi nó muốn rời đi, lại không chui ra được. Bất đắc dĩ đành phải giở trò cũ, lại ba ngày ba đêm không ăn uống. Kết quả, lúc nó đi ra, bụng vẫn giống như lúc đi vào”.
Kể xong câu chuyện, Chuck Feeney hóm hỉnh nói: “Chỗ Thượng Đế ở không có ngân hàng, mỗi người đều là trần trụi sinh ra, cuối cùng cũng đơn độc ra đi, không ai có thể mang theo tài phú và danh tiếng mà bản thân đã đau khổ tìm kiếm cả đời”. Truyền thông hỏi Chuck Feeney, vì sao ông lại quyên góp hết gia tài của mình? Câu trả lời của ông đơn giản và ngoài dự đoán của mọi người! Ông nói: “Bởi vì tấm vải che tử thi không có túi”.
Charles Francis “Chuck” Feeney (SN 23/4/1931) là nhà tỷ phú và là nhà từ thiện người Mỹ gốc Ireland. Trong suốt cuộc đời mình, Feeney đã sử dụng số tiền hơn 8 tỉ đô la Mỹ để làm từ thiện, hỗ trợ giáo dục đại học, y tế công cộng, nhân quyền và nghiên cứu khoa học.
Hãy thực hiện cử chỉ đẹp mỗi ngày!
Bà Foreman dừng chiếc xe hơi của mình ngay một trạm thu phí giao thông trên xa lộ cao tốc. Liếc mắt qua kính chiếu hậu, bà thấy cả một dãy dài xe hơi ngay sau mình.
Bà chợt nảy ra một ý vui vui, bà quay kính xe xuống, đưa ra cho người bán vé một tờ 50 USD và bảo: “Tôi mua một vé cho tôi, và còn lại tôi mua thêm năm vé nữa cho năm chiếc xe sau tôi, chỗ tiền dư tôi xin biếu hết cho ông!”. Không kịp để cho người bán vé thắc mắc vì sửng sốt, bà Foreman quay kính xe, đạp ga và lái xe đi ngay.
Bà hình dung ra trong đầu cùng sự ngạc nhiên đầy thú vị ấy nơi năm người lái xe theo sau mà bà không hề quen biết. Bà không cần những lời cảm ơn, chỉ là một “cử chỉ đẹp” nho nhỏ thôi mà, có đáng gì đâu! Về đến nhà, bà Foreman vừa làm bếp vừa tủm tỉm cười một mình vì nhớ lại chuyện sáng nay trên đường. Ông chồng để ý thấy làm lạ, đến bữa ăn trưa, ông lựa lời hỏi, bà mới kể lại đầu đuôi. Đến phiên ông chồng cũng cảm thấy vui lây niềm vui nho nhỏ ấy…
Buổi chiều đến trường dạy môn giáo dục công dân, ông Foreman quyết định làm một “cử chỉ đẹp” bằng cách dùng chính câu chuyện về cử chỉ đẹp của bà vợ để dẫn nhập vào bài học. Các học sinh trung học của ông lặng đi một thoáng rồi đồng loạt vỗ tay hoan hô sau lời kết thúc của thầy giáo: “Các em hãy nhớ niềm vui sống khởi đi từ những câu chuyện bình thường nho nhỏ như thế, mỗi ngày ước gì mỗi người trong chúng ta đều làm được ít nhất một “cử chỉ đẹp” tương tự các em nhé!”
Ở lớp hôm ấy, có cô bé Mary vốn là một học sinh cá biệt, luôn bướng bỉnh, lì lợm, cũng như một đứa bé lười biếng trong gia đình. Cô về nhà trong tâm trạng hết sức hân hoan phấn khởi và quyết định sẽ làm một “cử chỉ đẹp” với cha mẹ. Cô lặng lẽ thu dọn, lau chùi, quét tước, nấu nướng và giặt giũ xong xuôi mọi việc trước khi mẹ cô ở xưởng và cha cô ở tòa báo trở về.
Sập tối, hai ông bà bước vào nhà và hiểu ra ngay đã có một sự thay đổi kỳ lạ nơi cô con gái đang tuổi dậy thì! Hỏi mãi cô bé mới kể lại câu chuyện về “cử chỉ đẹp” cô đã nghe thầy giáo Foreman kể ở lớp. Cô hứa với bố mẹ mọi chuyện hôm nay cô đã làm ở nhà sẽ không phải là một cử chỉ đẹp duy nhất cô sẽ cố gắng thực hiện. Sau buổi cơm chiều thật vui và đầm ấm, ông Alfonse, cha của Mary, vốn là phóng viên của một tờ báo địa phương, khoan khoái ngồi vào bàn làm việc. Ông quyết định phải viết ngay một bài báo về câu chuyện “cử chỉ đẹp”…
Chỉ đến chiều ngày hôm sau thôi, cả miền đều xôn xao rộn rã khi đọc được bài báo. Người ta bảo nhau ít nhất mỗi ngày hãy nhớ làm một “cử chỉ đẹp” nho nhỏ cho nhau, cho cuộc sống … Cha xứ đưa câu chuyện vào bài giảng ngày chủ nhật kế đó. Một diễn giả chọn câu chuyện làm chủ đề chính cho một buổi mạn đàm ở hội trường lớn của thị trấn.
Một bà mẹ kể lại cho đứa con như một câu chuyện cổ tích để ru nó vào giấc ngủ ngon. Một đôi bạn trẻ đang yêu nhau cùng thỏa thuận từ nay sẽ dành cho nhau những cử chỉ đẹp thay vì những trò giận dỗi vô bổ. Ngoài đường phố, người ta thôi không vứt những bã kẹo chewing gum bừa bãi. Những người lái xe cố gắng tránh không làm tạt những vũng nước trên đường lên khách bộ hành.
Trong nhà giam, viên cai ngục bẳn tính quyết định sẽ có những cử chỉ đẹp đối với các tù nhân. Người đi mua hàng ở tiệm tạp hóa nói một lời cảm ơn lịch sự, còn cô bán hàng thường hay cau có thì đã biết mỉm một nụ cười khả ái để đáp lại. Một cử chỉ đẹp nho nhỏ mỗi ngày thôi cũng đủ để làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa đem lại sự thanh thản trong cuộc đời.