Vị thầy giáo tốt bụng
Có một cậu học sinh, khi còn nhỏ gia đình rất nghèo, thậm chí cả nhà không có một chỗ để tắm. Vì vậy cứ vào mùa hè, mỗi lần muốn tắm là cậu phải đi ra bờ sông, nhất là mỗi khi tiết trời vào đông, nước sông rất lạnh, do đó cậu thường phải tắm rất lâu mới xong.
Một hôm nọ, nhà trường phân công thầy giáo chủ nhiệm mới đến dạy lớp của cậu. Vì thầy giáo công việc bận rộn, nên thường nhờ cậu và một bạn học sinh nữa đến nhà phụ thầy làm than đốt.
Khi làm than xong, thầy thường cho các cậu đi tắm nước nóng để cảm ơn sự giúp đỡ trước khi các cậu về nhà.
Còn cậu học sinh, mỗi lần được đến nhà giúp thầy như vậy, cậu đều cảm thấy rất vui, và đương nhiên thầy giáo cũng thường xuyên nhờ cậu đến giúp.
Nhiều năm sau, tại một bữa tiệc, cậu học sinh nghèo năm nào nay đã đạt được chút thành tựu trong sự nghiệp. Cậu bèn tự hào khoe những việc làm trước kia của mình với mọi người trong sự đắc ý.
Đến khi kết thúc bữa tiệc, con gái của thầy giáo chủ nhiệm cũng có mặt ở đó, cô đã nhắn tin cho cậu ta rằng: “Thực ra mục đích của bố tôi không phải là để anh đi làm việc đó, mà ông ấy muốn để anh có chỗ tắm”.
Nhìn dòng tin nhắn trên điện thoại, cậu xúc động đến rơi nước mắt. Sau đó cậu phát hiện, thầy giáo đã đối xử rất tốt với cậu trong nhiều năm như vậy, thế mà cậu không hề hay biết.
Người thầy giáo này không những đã giúp cậu học sinh giải quyết những khó khăn trong cuộc sống, mà còn dụng tâm cẩn thận bảo vệ nhân phẩm cho cậu, giúp đỡ cậu đủ bề.
Vị giám khảo cuộc thi hát có trái tim nhân hậu
Trong một cuộc thi hát nọ, có một thí sinh khi giới thiệu về bản thân, cậu ta có vẻ rất ngượng ngùng khi nói rằng mình là một ca sĩ tổ chức sự kiện.
Có một vị giám khảo ngồi bên dưới nghe không hiểu, nên hỏi lại anh ta: “Ca sĩ tổ chức sự kiện là gì?”.
Sau đó, vị giám khảo kế bên thản nhiên đáp: “Đó là khi một tòa nhà lớn tổ chức sự kiện, họ sẽ khai màn và cắt băng rôn, thì đúng lúc đó ca sĩ sẽ đợi để biểu diễn tiết mục của mình”.
Vị giám khảo kia nghe xong, nhanh chóng trả lời: “Ồ, thế thì cũng chẳng khác gì với chúng ta”.
Lời nói thông minh của vị giám khảo, đã khéo léo giải quyết sự tự ti, và xấu hổ cho các thí sinh, đồng thời ông ấy đã âm thầm bảo vệ lòng tự trọng cho họ, điều này đã làm cho cả bầu không khí của cuộc thi trở nên ấm áp.
Vậy nên lòng tốt thật sự có thể làm cho mọi người xung quanh cảm nhận được rằng, mọi thứ tuy giản dị nhưng đong đầy tình người.
Người xưa từng có câu: “Điều ác, sợ người biết, liền biến thành đại ác; điều thiện, muốn người biết, không phải là thiện thật sự”.
Thiện ý không chỉ là cần phải có một trái tim nhân hậu, mà còn cần cả sự đồng cảm.
Nói ví dụ đơn giản thế này, có một trường hợp nọ, khi đó các doanh nhân nhận tài trợ cho trẻ em nghèo vùng núi. Tiếp đó một buổi lễ quyên tặng sẽ được tổ chức tại sân thể thao của trường, với sự tham gia và chứng kiến của toàn thể giáo viên và học sinh.
Những doanh nhân này thường chất một đống tiền mặt mà họ sẽ quyên góp thành một “quả núi” nhỏ, rồi gửi thông báo đến các báo đài, và phóng viên để họ đến chụp ảnh về những đứa trẻ cùng đống tiền đó.
Những “hoạt động phúc lợi công cộng” như thế vẫn luôn nối tiếp nhau diễn ra hằng năm.
Trong những buổi lễ như vậy, những doanh nhân thường sẽ mặc vest chỉnh tề, nở nụ cười chuẩn mực và nhìn vào máy quay, còn những đứa trẻ thì đương nhiên là rất khó để làm quen với hoạt động lớn như thế. Do đó, chúng chỉ có thể cúi đầu, nắm lấy góc áo mà run rẩy lập cập, vẻ mặt đầy lo lắng.
Vậy mà vẫn chưa xong, những đứa trẻ sau khi chụp ảnh xong, còn phải nhìn thẳng vào máy quay để kể ra hoàn cảnh gia đình mình khốn khó thế nào. Việc làm này đã khiến nhiều trẻ em đánh mất đi sự lạc quan và tự tin của chúng.
Kết quả là mặc dù các em nhận được sự giúp đỡ về tài chính, nhưng thay vào đó là đổi lấy sự mặc cảm và tự ti.
Những điều mà các doanh nhân này làm, thật sự không phải là lòng tốt, mà là tham vọng dưới ánh hào quang; đó càng không phải là thiện ý, mà là ý đồ xấu xa được che giấu dưới lớp vỏ bọc của lòng tốt.
Theo Tinhhoa.tv
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự