Những lợi ích của sự trung thực

Thứ sáu - 26/03/2021 10:55
Sự bình an trong tâm hồn nằm trong bản thân của mỗi người… Những vũ khí bảo vệ nó không phải là gươm giáo hay mộc đỡ, mà là một sự trung thực không một vết nhơ, trung thực ngay cả với lỗi lầm của mình.
Những lợi ích của sự trung thực

Có được sự bình yên trong tâm hồn

Nếu ai đó hỏi tôi sẽ làm gì khi bắt đầu cuộc sống với một lần nữa, tôi sẽ trả lời rằng: Tôi sẽ trung thực với chính mình, với những điều tôi sẽ làm, không vì điều gì, mà vì chính tôi. Thỉnh thoảng khi nhìn lại cuộc đời mình, tôi cảm thấy xấu hổ về những điều không trung thực của mình. Phải mất một thời gian dài tôi mới nhận ra rằng sự không trung thực là tâm điểm của mọi sự xấu xa và tôi phải trả giá về tinh thần nhiều nhất. Từ khi thực hiện lời cam kết đó, tôi cảm nhận được một sự bình yên trong tâm hồn mà tôi từng nghĩ là không thể nào có được.

Duy trì và phát triển những mối quan hệ tốt

Bất kì một thói quen tốt nào cũng rất cần thiết cho sự thành công của bạn và đó cũng là nền tảng hình thành nên tính cách của bạn. Tính cách của bạn cùng với sự trung thực giúp gắn kết những mối quan hệ. Yếu tố cơ bản nhất của một mối quan hệ tốt là lòng tin, bất kể đó là quan hệ bạn bè, hôn nhân, gia đình, kinh doanh, giáo dục, hoặc bất cứ một lĩnh vực nào khác. Sự trung thực và lòng tin tạo nên một môi trường thuận lợi cho những mối quan hệ tốt đẹp phát triển một cách bền vững.

Trung thực - Nền tảng phát triển những mối quan hệ tốt đẹp - vững bền.

Hạn chế ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất

Nếu không trung thực là căn nguyên của nhiều vấn đề rắc rối tâm lý, suy sụp tinh thần, thì trung thực chính là nguồn gốc của sức mạnh tinh thần. Không trung thực sẽ làm suy yếu hệ thần kinh của chúng ta trong khi trung thực lại làm tăng được sức mạnh của chúng. Một người chính trực luôn cảm thấy thoải mái và tự tin, họ chẳng phải toan tính lừa dối tội lỗi, chẳng phải lo lắng tranh giành, chẳng phải ân hận, phiền muộn vì những điều đã qua, những ham muốn thấp hèn…

Trở thành người đáng tin cậy

“Điều trung thực cao hơn tất cả - là hãy trung thực với chính mình.” - Shakespeare

Nếu Shakespeare không chọn nghề viết văn, ông đã có thể trở thành một trong những triết gia tâm lý học nổi tiếng nhất của lịch sử. Chính sự thấu hiểu sâu sắc về thái độ ứng xử của con người đã tạo nên sức mạnh trường tồn cho những tác phẩm của ông. Câu thơ nổi tiếng trên khuyên chúng ta hãy là người đáng tin cậy, là con người trung thực. Sống trung thực là một trong những quyền tự do lựa chọn của chúng ta. Khi chúng ta thực hiện sự chọn lựa ấy, chúng ta trở thành người chúng ta muốn. Chúng ta cảm thấy hài lòng và tự tin hơn bất cứ lúc nào trước đây. Đó chính là ý nghĩa của việc trung thực với chính mình.

Sự bình an trong tâm hồn nằm trong bản thân của mỗi người… Nhưng vũ khí bảo vệ nó không phải là gươm giáo hay mộc đỡ, mà là một sự trung thực không một vết nhơ, trung thực ngay cả với lỗi lầm của mình.

Trung thực - Nền tảng phát triển những mối quan hệ tốt đẹp - vững bền.

Nguồn tin: Phatgiao.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây