Con người khởi thủy bằng việc ăn chay
- Phóng
viên: Thưa bác sĩ, đối với xã hội loài người, ăn chay dường như không phải là
vấn đề mới mẻ?
- BS. Nguyễn Thị Kim Hưng: Xét về bản chất, chúng ta cần phải hiểu rằng, con
người không phải là giống ăn động vật, mà là ăn thực vật, rau quả. Khi nghiên
cứu cấu trúc cơ thể như răng, đường tiêu hóa, hệ thống thoát mồ hôi v.v…, các
nhà nghiên cứu đã nêu ra nhiều bằng chứng nhằm chứng minh rằng con người là sinh
vật ăn rau qua. Những loài ăn động vật thường có đường ruột rất ngắn, có nanh
vuốt, móng vuốt. Chúng sử dụng móng vuốt sắc như dao để vồ, cấu xé con mồi.
Những chiếc răng nanh dài để nghiền thức ăn. Ruột rất ngắn vì việc tiêu hóa
thức ăn động vật mà cụ thể là thịt đòi hỏi chúng không ứ đọng lâu, không gây
nên men thối sản sinh nhiều chất độc. Con người thì khác hoàn toàn: ruột rất
dài, thức ăn đi qua lâu để hấp thu được hết các dưỡng chất cần thiết.
- Vậy
chúng ta lý giải như thế nào khi mới bắt đầu, con người đã biết ăn động vật
thông qua hoạt động “săn bắt”?
- Toàn bộ lịch sử cũng chỉ là giả thuyết về mặt khoa học, vì những số liệu mà
chúng ta tìm được chỉ vốn rất gân đây. Nhưng với những gì mà khoa học có được,
loài người thời nguyên thủy là những người ăn chay tuyệt đối. Bởi chưa tìm ra
lửa để nấu nướng nên họ phải ăn thức sống; thức ăn tiêu hóa càng chậm càng cần
phải có thời gian ở lâu trong ruột để được lên men. Cho đến mãi sau này, có thể
do vô tình vì cháy rừng, một số động vật bị thiêu chết và tỏa mùi thơm, con
người mới phát hiện ra một loại thức ăn mới, họ bắt đầu biết sử dụng lửa và
biết cách ăn thịt.
Tại những vùng đất cổ xưa nhất của loài người như Ấn Độ
chẳng hạn, người ta vẫn còn duy trì việc ăn chay. Đến nay, ở Ấn, việc ăn thịt bò
vẫn còn bị cấm. Riêng ở Việt Nam, trong cách ăn uống, chúng ta dù nói không ăn
chay đi nữa, thì trên thực tế, trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta có đến 90%
là thức chay, nhất là ở các vùng nông thôn, những khi có giỗ tết người ta mới
dùng nhiều thịt cá, còn lại hầu hết chỉ ăn rau củ là chủ yếu.
- Tuy
thế, có nhiều người lo ngại rằng ăn chay sẽ không đủ chất dinh dưỡng cho cơ
thể?
- Trên thực tế, đã có một thời nhiều nhà khoa học cho rằng ăn chay không cung
cấp đủ các loại chất dinh dưỡng cho cơ thể, nên sẽ bị suy yếu. Nhưng chúng ta
cũng phải nhìn nhận rằng các nhà sư chân tu của Phật giáo chỉ ăn những thực
phẩm có nguồn gốc thực vật mà vẫn khỏe mạnh, nhiều người đạt tuổi thọ cao. Xu
hướng hiện nay, nhiều người cho rằng ăn chay có sức khỏe chẳng thua kém gì ăn
thịt, có khi còn khỏe mạnh hơn. Những con thú như trâu, bò, lạc đà, ngựa v.v…
là loài ăn thực vật nhưng chúng vẫn rất dẻo dai và làm việc không mệt mỏi.
Ăn chay có nhiều lợi ích
-
Như vậy, theo bác sĩ, ăn chay có những ích lợi như thế nào?
- Dưới lăng kính y học, ăn chay trước hết sẽ tránh được những tác hại so với ăn
thịt như: các bệnh lý về tim mạch, ung thư, ngộ độc thực phẩm, béo phì, đái
tháo đường tuýp 2, sỏi mật... Cũng cần hiểu rằng, do cấu trúc trong cơ thể của
con người, mà đặc biệt là dường ruột rất dài, nên mỗi khi chúng ta ăn động vật,
thức ăn sẽ đi qua đường ruột rất lâu, các chất độc hại từ động vật dễ dàng hấp
thu vào cơ thể.
Trong thực vật có nhiều chất antioxydans - chống oxy hóa. Con người thở oxy để sống
nhưng oxy cũng làm cho con người lão hóa. Đây chính là hai mặt cùa vấn đế. Cái
gì tạo sự sống thì cũng hủy diệt sự sống. Nhờ có nhiều flavonoid, caroten,
nhiều vitamin E, C nên thực phẩm chay có tác dụng giúp hạn chế oxy hóa tự do
phát sinh, Chế độ ăn chay có ít cholesterol, ít acid béo bão hòa và có nhiều
chất xơ, tránh khuynh hướng bị viêm ruôt thừa, ít bị hội chứng đại tràng kích
thích, trĩ và giãn tĩnh mạch chi...
- Trên
phương diện y học, có những nguy hại nào từ ăn chay không?
- Tuyệt nhiên không có một hạn chế nào từ ăn chay cả. Nếu có chăng thì đó chỉ
là do suy nghĩ từ con người. Đa số mọi người đều cho rằng ăn chay sẽ không đủ
chất. Đây là hạn chế lớn nhất. Nhưng như Đức Phật đã nói “we are what we
think!” (mình chính là ý nghĩ của mình - NV), nếu mình thấy ăn chay không bổ
dưỡng thì nó sẽ không bổ dưỡng và ngược lại. Đây là góc độ của tâm thức chứ
không còn là góc độ của dinh dưỡng. Từ lâu, khoa học đã gieo vào đầu dân chúng
là ăn chay sẽ không cân đối, cần phải có thức ăn từ động vật. Do vậy mà đai đa
số mọi người cứ mãi ám ảnh. Thực tế thì hoàn toàn ngược lại.
- Bác sĩ giải thích thế nào khi có người cho rằng, bệnh tiểu đường phần lớn do
ăn chay mà ra?
-Không phải vậy, mà ngược lại nữa là khác. Tất cả các nghiên cứu khoa học đến
bây giờ đều cho rằng ăn chay sẽ làm giảm bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, thực tế ở
Việt
Cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý
- Theo nghiên cứu của giới chuyên môn, một khẩu phần ăn chay như thế nào
thì được xem là đảm bảo sức khỏe?
- Trước hết phải đảm bảo số lượng của bữa ăn đã. Nếu ăn ít quá thì sẽ suy dinh
dưỡng, còn ngược lại thì sẽ bị béo phì. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là làm
sao đầy đủ các chất dinh dưỡng để tạo nên sự cân đối.
Chúng
ta có thể làm một cái tháp thực phẩm ăn chay, phải đầy đủ 4 nhóm. Nhóm thứ nhất
và nhiều nhất là rau trái, cần đến 500gr mỗi ngày. Rau trái cung cấp muối
khoáng, sinh tố, các chất chống oxy hóa, chống lão hóa. Ngũ cốc là nhóm thứ
nhì. Đây có thể là gạo, bánh mì, khoai củ v.v… Trung bình mỗi ngày cần 300gr
tùy mỗi người. Các thứ này sẽ cung cấp năng lượng, tinh bột, vitamin nhóm B tạo
nên cảm giác no khi ăn. Nhóm thứ ba là nhóm cung cấp chất đạm, gồm: đậu, đỗ, sữa
v.v…, một ngày cần khoảng từ 50 đến 100gr. Nhóm cuối cùng là dầu ăn và gia vị.
Cần 20 đến 30gr dầu ăn mỗi ngày; gia vị như muối, đường càng ít càng tốt.
Dầu ăn sẽ cung cấp các chất béo cần
thiết cho cơ thể.
- Còn
chế độ cụ thể cho mỗi ngày thì sẽ như thế nào, thưa bác sĩ?
- Thông thường, nên ăn đầy đủ ba bữa trong một ngày. Riêng đối với chư Tăng Ni
Phật giáo, do thực tập thiền nhiều nên nhu cầu dinh dưỡng rất thấp, kể cả nhu
cầu oxy, nên không cần thiết phải ăn đủ ba bữa một ngày mà họ vẫn khỏe mạnh.
Đây thực sự là một lối sống rất đặc biệt. Chân lý nằm ở chỗ này, còn tất cả
những gì tôi nói chỉ là lý thuyết. Ăn như thế nào mà cảm thấy khỏe là được. Ví
dụ ở Tây Tạng, dù ăn rất cực khổ nhưng người ta vẫn rất khỏe. Như vậy, quan
trọng nhất là mỗi người phải lắng nghe được chính cơ thể và nhu cầu của bản
thân. Phải tin vào cơ thể của mình, hạn chế việc tin quá nhiều vào bác sĩ. Bác
sĩ chỉ nói lý thuyết thôi.
- Nhưng… để lắng nghe được những gì cơ thể cần, phải chăng là một việc rất khó?
- Đúng thế! Vì con người bây giờ hầu như mất thói quen đó. Ngày xưa, đi lại khó
khăn, người ta ít cần đến bác sĩ nhưng họ vẫn sống tốt. Bây giờ tất cả mọi thứ
đều phụ thuộc vào bác sĩ. Như thế thì không nên chút nào.
Ăn chay có liên quan đến thực hành tâm
linh
- Được biêt, bác sĩ cũng là một
người ăn chay trường, nhân duyên nào đã đưa bác sĩ đến với việc ăn chay?
- Cách đây khoảng 3 năm, tự nhiên tôi bắt đầu quan tâm đến tâm linh, muốn tìm
hiểu bản thể của con người. Từ góc độ là một người làm khoa học đi vào nghiên
cứu về tâm linh, tôi nhận thấy rằng thông qua Phật giáo, việc nghiên cứu sẽ dễ
dàng hơn so với các tôn giáo khác. Tôi đi vào tâm linh bằng con đường Phật giáo
để khám phá, tìm hiểu và tôi nhận ra rằng Phật giáo rất gần với khoa học.
Các
tôn giáo khác phải gắn với niềm tin, đức tin mà trước đó tôi vốn là người không
hề có. Chính vì vậy mà tôi tìm đọc rất nhiều sách liên quan đến Phật giáo được
viết bởi những bậc thây rất nổi tiếng như: HT. Thích Thanh Từ, Thiền sư Thích
Nhất Hạnh, Ohso, v.v… Tôi cũng đọc sách các tôn giáo khác nhưng không nhiều như
Phật giáo.
Nhờ có một người giới thiệu, tôi đến với một trung tâm thiền và đã bắt đầu thực
tập. Thực hành thiền, người hướng dẫn không bắt buộc phải ăn chay, nhưng tôi
nghiệm ra một điều rằng, nếu vẫn còn ăn động vật thì sẽ khó mà tĩnh tâm. Thế là
từ từ tôi bỏ việc ăn mặn. Có một điều rất lạ là trước đó tôi không ăn chay ngày
nào nhưng vẫn có thể bỏ ăn mặn một cách đột ngột rất dễ dàng, không có gì khó khăn
cả.
- Theo
như trường hợp của bác sĩ thì rõ ràng việc ăn chay có quan hệ mật thiết đối với
vấn đề thực hành tâm linh?
- Ở Việt
Xin chân thành cảm ơn bác sĩ!
Nguồn tin: giacngo
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự