Vừa
kết thúc khóa tu một ngày cho các bệnh nhân thuộc khoa chạy thận bệnh viện
Bạch Mai, các bệnh nhân khoa K1, K2 bệnh viện Ung bướu, các bệnh nhân bệnh
viện nhi TƯ chưa bao lâu sư Thầy Thích Đàm Chung - Trụ trì chùa Phổ Linh lại
tất bật cùng sứ mạng độ sinh cao cả của mình.
Những tô phở mang hơi ấm đầu xuân
Là
bệnh viện điều trị bệnh phong đầu tiên ra đời sớm nhất ở Việt
Đời sống của gần 700 bệnh
nhân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Họ không có người thân họ hàng,
đa phần mọi người bị gia đình bỏ quên, chủ yếu dựa vào nhà nước nuôi dưỡng,
ngoài ra kết hợp với tăng gia sản xuất trồng trọt lúa màu, nuôi trồng thuỷ sản
để sinh sống, nhưng hiệu quả sản xuất không cao.
Do
đặc thù của bệnh phong nên các bệnh nhân đều không còn khả năng lao động chân
tay. Sự mặc cảm, sự kỳ thị xa lánh của cộng đồng đã đẩy họ vào trạng thái cô
lập, cách ly với thế giới bên ngoài. Cảm nhận được nỗi đau buồn, những thiệt
thòi mất mát đã từ bao lâu nay mà những người bệnh phong phải gánh chịu, mang
vác, Ban từ thiện chùa Phổ Linh đã có mặt tại trại phong Văn Môn từ rất sớm để
chia sớt những niềm vui, nỗi buồn cùng họ. Các Phật tử thì lo lắng công việc
nấu nướng bếp núc.
Quý Ni sư thì lo nói chuyện Phật pháp, phát qùa cho các bệnh
nhân.vv... những câu chuyện rôm rả, những cái bắt tay thân thiết, những cuốn
Kinh Nhân Quả được truyền tay nhau đọc, những tiếng cười trong veo như được vỡ
ra từ ngàn, vạn mảnh pha lê của các bé gái khiến cho không khí ngập tràn hạnh
phúc. Có đến, thấy, xem nghe những gì đang diễn ra nơi đây mới phần nào thấm
thía được nỗi đau khổ cùng cực của con người và cũng thấy sức chịu đựng của con
người quả là phi thường.
Một miếng khi đói bằng một gói khi no
Khi
những tô phở thơm lừng, nghi nghút khói được bưng lên, khuôn mặt mọi người ai
nấy đều ánh lên rạng rỡ. Nhìn những bàn tay cụt ngủn khéo léo cầm đũa, cầm
muỗng xúc thức ăn một cách ngon lành thành thạo tất cả mọi người cùng đi trong
đoàn ai nấy đều thầm cảm phục những bệnh nhân nơi đây. Bác C, cô N như nói
trong tiếng ngẹn rằng: “Đã lâu lắm rồi mới được ăn một bát phở ngon đến như
vậy”.
Tôi biết đó là lời nói chân thật xuất phát tự đáy lòng của Bác. Bởi mỗi
tô phở mà các bệnh nhân tại trại phong hôm nay ăn là toàn bộ tình thương của
các Phật tử Ban từ thiện chùa Phổ Linh đã gửi gắm trọn vẹn trong đó.
Tô phở mà
Tổng thống Mỹ Bill Clliton đã thưởng thức khi sang thăm hữu nghị chính thức
Việt Nam; được các đầu bếp nổi tiếng nhất xứ thành Nam (1)
hôm qua nấu và tô phở hôm nay được những người người đệ tử của Đức Phật vừa trở
về từ Đại hội Ni giới Thế giới lần thứ XI nấu có khác gì nhau.
Có khác chăng là
do sự cảm nhận của mỗi người. Không còn nghe tiếng hít hà vì cái rét như cắt
da, cứa thịt của xứ Bắc những ngày đầu xuân. Không còn tiếng thở dài đến não
nuột, cũng không nhìn thấy ánh mắt lảng tránh của một ai đó. Chỉ còn lại tiếng
hỏi thăm động viên của các Phật tử đi trong đoàn đến với các bệnh nhân. Những
câu chuyện kể về Đức Phật ngày xưa đã từng chăm sóc cho các Tỳ Kheo bị bệnh lở
loét viêm nhiễm, chuyện Đức Phật xỏ kim cho bà lão mù được các Ni sư trong đoàn
kể cho các bệnh nhân nghe một cách đầy cảm động, chân thành.
Các em nhỏ thì tung
tăng nhảy múa, vui đùa vì đã lâu, thật lâu các em mới có được một ngày trở về
tuổi thơ như thế. Tất cả những khoảnh khắc ấy đan xen, hòa quyện như một bức
tranh sinh động nhiều màu sắc được vẽ nên bởi chất liệu của sự sẻ chia, sự cảm
thông sâu sắc và hơn hết là chất liệu của lòng từ bi không phân biệt sắc tộc,
tôn giáo không phân biệt quý tiện sang hèn của đạo Phật của Đức Phật.
Có lẽ với
các bệnh nhân tại trại Phong Văn Môn thì đó là một ngày hạnh phúc nhất trong
đời. Bởi vì với bệnh nhân Phong điều đáng sợ nhất không phải là cái chết mà là
bị lãng quên. Bị coi là những hạt bụi sau vầng hào quang rực rỡ. Thế nên, dù chỉ
một ngày được sống trọn vẹn với niềm vui, một ngày được cởi mở, được bộc bạch
hết những tâm sự u uất từng dấu kín trong lòng với mọi người thì đó thực sự là
một ngày an lạc hạnh phúc.
Khi tình thương xóa đi bao khoảng cách
Cuộc
sống luôn đầy ắp những niềm đau, liệu có bao giờ chúng ta trở nên độ lượng
hơn?. Bao giờ chúng ta mới biết quan tâm đến người khác và bớt chút thời giờ
cho những người khác đang cần giúp đỡ. Có bao giờ chúng ta hình dung ra rằng
chúng ta sẽ bị lãng quên, bị chối từ như các bệnh nhân phong chỉ vì đơn giản
chúng ta đã từng làm thế với họ?. Với những người xung quanh ?.
Nếu
loài người cho rằng đôi bàn tay búp măng xinh xắn, trắng muốt của các thiều nữ
mới đáng để ngợi ca thì người viết bài viết này khẳng định; những đôi bàn tay
cụt ngủn, không còn đủ năm ngón của các bệnh nhân Phong Văn Môn mới là những
đôi bàn tay đẹp nhất – những đôi bàn tay tạo nên những giá trị bền vững nhất mà
loài người luôn hướng đến.
Nhìn những đôi bàn tay ấy chúng ta mới thấy chúng ta
quá hoàn hảo. Khi nâng niu những đôi bàn tay ấy ở trong tay chúng ta mới cảm
nhận chúng ta quá đủ đầy. Để vật lộn với cuộc sống mưu sinh, sẽ có lúc chúng ta
gục ngã giữa đường đời. Thì hình ảnh những đôi bàn tay của các bệnh nhân phong
nơi đây, nó sẽ tiếp thêm nghị lực để ta bước lên phía trước mà không sợ bất cứ
hiểm nguy gì.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự