Sự
phấn đấu không mang tính hủy diệt mà mang tính xây dựng. Người cố gắng xây dựng
hoà bình và người cố gắng tạo ra chiến tranh nhưng tính chất của những sự cố
gắng này hoàn toàn khác nhau.
Sự thành đạt có mặt là do cần bởi yếu tố chánh tinh tấn phát huy mọi cố gắng tích cực và đem lại quả thiện tốt đẹp. Người đạt niệm, định và tuệ không thể thiếu vắng chánh tin tấn mà đa phần được cần mang lại. Cần đi kèm với tâm thiện nên cần đáng được phát huy. Người đam mê hiểu biết và yêu thương, tận dụng tối đa năng lượng của cần đem lợi ích cho bản thân và những người xung quanh.
Tính lười biếng của người được ngăn chặn nhưng lười biếng này không có nghĩa ăn
không ngồi rồi và bắt người khác phục tùng. Lười biếng là khả năng thờ ơ với
thực tại, không dám buông bỏ và không chịu trao dồi các tâm thiện.
Cần nhận
diện sự lười biếng và chuyển hóa nó thành ra tinh tấn. Suy nghĩ về bản thân và
người khác với mong muốn đem lợi ích tốt lành đến cả hai đối tượng nên mong
muốn được siêng năng. Tính siêng năng không có nghĩa đầu tắt mặt tối và không
thể ngồi yên mà siêng năng này có nghĩa là tinh tấn trong việc thực tập chánh niệm,
giữ tâm định, trao dồi trí tuệ, lợi dụng mọi tâm thiện để hành thiện trong các
cơ hội có được không ngừng nghỉ.
Cần vượt thắng những đòi hỏi về lười biếng hay
nhàn hạ theo nghĩa của thế gian, đồng thời phát huy mãnh liệt tính siêng năng
hay tinh tấn theo nghĩa của xuất thế gian. Lười biếng hay siêng năng sai có thể
tạo phiền não nên ngồi không hay nhảy lung tung cũng là các yếu tố bất thiện.
Người có khả năng lười biếng và siêng năng chân chính nên phục hồi các khả năng
này nhanh chóng không thể thiếu vắng cần.
Một người lính trong rừng sâu đang bị
kiệt sức bởi bệnh tật, muỗi mòng, thời tiết khắc nghiệt và thiếu đói trầm trọng
nhưng nhờ nghị lực, anh vượt thắng tất cả, tiếp tục hành quân bằng các điều
kiện hết sức thiếu thốn. Nhưng nghị lực tiếp sức mạnh cho anh đi tiếp và chính
nghị lực giúp anh giàu có khao khát về sự tồn tại, chiến thắng điều kiện khó
khăn và vươn lên trong gian khổ. Người tu sĩ cũng vậy, cần khiến nghị lực mạnh
mẽ, nhẫn nhục được những thứ tưởng chừng sức người không thể làm được.
Giống
như một người gần như chết khô giữa sa mạc vì thời gian dài không có nước,
nhưng một trận mưa rào đổ xuống hay vài giọt xương đọng trên cây xương rồng, người
cũng đủ vươn dậy và tiếp tục cuộc hành trình. Trong đau khổ tột cùng, lời an ủi
dù chỉ một câu cũng làm vơi bớt khổi đau, thậm chí tiêu tan hết.
Bộ phim Cinderela thời hiện đại do diễn viên Hilary Duff thủ vai cô bé Lọ Lem. Cứ tưởng cô sẽ buông bỏ mọi ước mơ sau khi tình cảm tan vỡ, mẹ kế hất hủi, bạn bè chế giễu hay bị từ chối vào đại học, nhưng chỉ với câu nói khích lệ ẩn hiện không đầy đủ sau bức tường bị che khuất bởi cây đàn nhỏ, cô lấy lại nghị lực rất nhanh và có quyết định không ai nghĩ cô sẽ làm được. Cần khuyến khích mọi nghị lực biểu hiện và người làm nên nhiều chuyện vĩ đại.
Sự rút lui hay thối chí không có nghĩa không có nghị lực, nó cũng mang tính cần
vì người nhận ra mình đã siêng năng không đúng chỗ nên sự siêng năng kia không
cần thiết. Biết mình làm cái gì sẽ không sa vào con đường sai trái hoặc điều
chỉnh lại con đường cho đúng. Người có khuynh hướng xem cần là bản ngã nên xem
nó là đối trọng với đối thủ khác. Thực ra nó lại là pháp hữu vi và mang tính vô
thường như mọi pháp hữu vi khác.
Cần rất hữu dụng nhưng cũng không dính mắc vào
nó vì sự dính mắc sẽ làm các tâm bất thiện phát khởi và siêng năng vào cái bất
thiện hết sức nguy hiểm. Mọi ý thức của giác quan là khả năng bẩm sinh của
chúng và cần ý thức được điều đó, đưa trí nhớ vào niệm, an trú trong cảnh đạt
định và biết cảnh biến đổi không ngừng là biểu hiện của tuệ.
Cần đi vào trong
tuệ và giúp tuệ phát sinh. Cái tuệ này không phải là sự chế tác hay tạo mới mà
chỉ là sự phát hiện, tìm ra cái sẵn có từ lâu. Mọi công việc đạt mức hoàn hảo
hay cố gắng để đạt mức hoàn hảo vì con người có khuynh hướng đòi hỏi sự hoàn
hảo và nghị lực thúc đẩy người đi đến chỗ hoàn hảo đó.
Thực sự hoàn hảo này
không phải là cái để đến vì nó không nằm ở đâu để mà đến cả và cũng không phải
là cái để chờ vì nó không nằm ở thời điểm nào để mà chờ. Tinh tấn, nghị lực,
hay cần nằm ở chỗ này và vào lúc này. Nên nói chánh niệm phải thực tập khắp mọi
nơi, vào rừng thẳm hay xuống biển sâu đều phải thực tập, không chừa khoảng
không gian hay thời gian nào.
Cần làm nhiệm vụ cho tâm bất thiện chính là sự
sai quấy và cần làm nhiệm vụ cho tâm thiện chính là chánh tinh tấn. Nhà chính
trị cho vũ khí hạt nhân có thể gìn giữ hoà bình nên ra sức chế tạo nó, điều này
chỉ làm hoà bình thêm biến mất vì sự siêng năng đặt nhầm chỗ.
Nhà chính trị cho rằng chỉ có phi hạt nhân và thực tập từ bi mới đem lại hoà bình cho nhân loại nên ra sức ngăn chặn việc chế tạo vũ khí và đề xướng thực tập tình thương vì sự siêng năng đặt đúng chỗ.
Chánh niệm về cần để biết nghị lực đang nằm ở tâm thiện hay tâm bất thiện nhằm
đưa nó trở về với đối tượng đáng phải có. Bố thí cần là bố thí vào việc hành
thiện, trì giới, tham thiền và hướng con người vào nẻo lành. Người làm điều
thiện một cách không đắn đo do bố thí cần đúng đắn, đem nghị lực vào chỗ đúng
đắn.
Người làm sai nhưng không biết mình làm sai do vô minh che lấp, nên đặt
cần vào chỗ nguy hiểm. Giống như người đi cướp của người giàu phân phát cho
người nghèo vì ý niệm làm như vậy là đúng đắn nhưng kỳ thực hành động cướp bóc
dù cướp người giàu hay nghèo đều là sai trái cả.
Cần là chất xúc tác làm con
người chuyển hóa phiền não hoặc bỏ mặc nó. Biết phiền não này làm người khổ nên
nghị lực thúc đẩy việc chuyển hóa và trị liệu. Người khác biết phiền não này
làm người khổ nhưng lại dùng nghị lực làm cho khổ thêm, khổ không những không
được chuyển hóa mà người ngày càng xa rời hạnh phúc cũng như xem khổ là điều
phải làm.
“Cái tôi” hay “bản ngã” là phiền não và nghị lực cần chuyển hoá
chúng, chấp nhận buông bỏ cái tôi và không phân biệt cái tôi nào nữa. Xã hội
thường hay đề cao cái tôi nên tận dụng mọi nghị lực chứng minh điều đó, nên xã
hội phải mang cái khổ chẳng trách ai được vì tự mình vươn lấy.
Chánh niệm về
cần cũng nhận biết tính khẩn trương hay bị kích động. Tu tập không mang tính khẩn
trương hay bị kích động vì nếu các yếu tố này phát khởi, người sẽ mất niệm và
định ngay. Chánh niệm yêu cầu sự từ tốn, khoan thai và an nhiên. Sự thực là cần
làm nhiệm vụ của từ tốn, siêng năng khoan thai và thúc đẩy an nhiên.
Nguồn tin: Sách: Bảo Hiểm Tâm - Minh Thạnh
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự