Trong
lúc, đang yên đang lành lại muốn mình chết đi hoặc biến thành phế nhân. Hơn 98%
bệnh nhân tự tử khi ra viện, đều khẳng định: "Họ đã thấy cái sai của chính
họ".
Giận
vợ, tự nhiên muốn chết. Buồn chồng, đột ngột muốn chết. Làm ăn thất bại, cũng
muốn chết để thoát khỏi nợ nần. Yêu nhưng không được yêu lại, cũng muốn chết
cho "người ta hối hận chơi"… Bức tranh toàn cảnh về những con người
"chán đời" ấy ngày càng u ám hơn, khi mà theo số liệu tại Khoa Hồi
sức cấp cứu Bệnh viện Trưng Vương TP HCM thì chỉ trong vòng một năm, bệnh viện
(BV) này đã tiếp nhận đến 310 ca cấp cứu vì… chán sống(!).
Ngồi
với chúng tôi ngay tại Khoa Hồi sức cấp cứu (HSCC) của BV Trưng Vương, bác sĩ
(BS) Phạm Anh Tuấn - Trưởng khoa HSCC vẫn không thể hiểu nổi vì sao người ta
lại dễ dàng tước đoạt cuộc sống của chính mình đến thế. Dẫu rằng, bản thân BS
Tuấn đã công tác nhiều năm liền tại Khoa HSCC, một trong những khoa mà... chẳng
bệnh nhân nào muốn ghé đến khi nhập viện.
Nguyễn
Văn Sơn, 26 tuổi đang là tài xế chạy xe tải đường dài. Cánh tài xế xe tải, nói
không phải là "chụp mũ", nhưng rất hay dính vào ba cái chuyện lăng
nhăng. Sơn không mắc phải cái bệnh lăng nhăng ấy, nhưng rất thích uống rượu. Đi
làm thì thôi, chứ hễ về đến nhà là lại tụm năm tụm ba nhậu thâu đêm suốt sáng.
Nhậu
nhiều, thì vợ không vui. Vợ không vui, đâm ra cằn nhằn. Có đêm, Sơn đi nhậu về
khuya, vợ buông một câu gọn lỏn: "Thấy sống với nhau không hạnh phúc thì
ly dị. Việc gì cứ hành xác mình bằng rượu bia hoài vậy".Nghe vợ đòi bỏ
mình, Sơn buồn lắm. Mà cái buồn của một kẻ có sẵn men trong người thì rất... vô
chừng. Vậy là ngay trong đêm đó, Sơn quyết định... đi chết cho vợ con khỏi phải
ngứa mắt.
"Có
những người tự tử đơn giản chỉ vì lý do đó thôi. Mà trường hợp của những người
như Sơn không phải là hiếm khi vào cấp cứu tại trung tâm này", BS Phạm Anh
Tuấn cho biết.
Nếu
như Nguyễn Văn Sơn "đi chết" vì bị vợ cằn nhằn, thì cách đây vài
tháng, Khoa HSCC lại tiếp nhận một trường hợp "chán cơm" khác. Lần
này, bệnh nhân quyết định tự tử vì chồng cứ đi nhậu nhẹt.
Phan
Thị Gái, quê ở An Giang. Ngoài 20 tuổi, Gái theo chồng về Long An làm dâu.
Chồng Gái vốn là nông dân rặt, rảnh rỗi xong vụ mùa thì ngồi nhậu lai rai cho
vui. Tuy nhiên, khi mà chồng Gái đang ngồi "lai rai cho vui", cũng là
lúc Gái vừa sinh con được hơn một tháng. Chán cảnh con khóc chồng say, trưa hôm
chồng đi nhậu, Gái ở nhà lặng lẽ mở chai thuốc trừ sâu, trút ra ly và uống
sạch. Rất may, mẹ chồng Gái phát hiện kịp, nên con của Gái đã không mất mẹ.
BS
Phạm Anh Tuấn cho biết, theo thống kê của Khoa HSCC thì từ tháng 5-2007 đến
5-2008, BV Trưng Vương tiếp nhận cấp cứu 310 trường hợp tự tử. Tính bình quân
cứ hơn một ngày lại có 1 ca tự tử vào cấp cứu, trong đó gần 72% trường hợp là
nữ. Đa số người tự tử ở độ tuổi dưới 35, trong đó 50% dưới 25 tuổi.
Đối tượng
tự tử chiếm tỉ lệ cao nhất là công nhân (19%), kế đến là học sinh, sinh viên
(hơn 16%), nông dân chiếm tỉ lệ thấp nhất (4,2%). Về học vấn, 47% người tự tử
có trình độ trung học cơ sở, 30% trình độ trung học phổ thông. Nguyên nhân dẫn
đến hành vi tự tử chủ yếu là vấn đề tình cảm (62%), kế đến là do vấn đề tiền
bạc (gần 15%). Trong đó, có 53% trường hợp tự tử là người độc thân.
Có
khi, không phải buồn chuyện gia đình, mà người ta tự tử chỉ do giận... anh chị
em trong nhà.
Chị
Vũ Phan Thư, nhà ở quận 5 (TP HCM) là tiểu thương buôn bán nhỏ ở chợ gần nhà.
Buôn bán ở chợ chỉ có buổi sáng, chiều về nhà rảnh, chị Thư không biết làm gì
ngoài chuyện tụ tập vài ba bà hàng xóm cũng đang... rảnh không kém để chơi bài.
Ban đầu là chơi vui, từ vui sang ghiền, đã ghiền là ghiền đến mức không thèm đi
buôn bán nữa mà chỉ ở nhà vay nợ để đánh bài. Vay hết anh chị em trong nhà thì
vay sang lối xóm, đến lúc, không ai còn dám cho Thư vay nữa vì sợ bị... xù.
Sực
nhớ đến người chị ở quận 1, người mà Vũ Phan Thư cho rằng thương mình nhất nhà
mà vẫn chưa biết chuyện mình nghiện cờ bạc. Tối hôm đó, Thư lên nhà chị để vay
vài triệu đồng "làm vốn buôn bán". Tuy nhiên, đã được em rể báo tin
"tình trạng" của em gái mình, nên chị của Thư không cho mượn. Giận
lẫy chị, sáng hôm sau, Thư mua một chai thuốc tẩy - loại để tẩy trắng quần áo
mang sang nhà chị, đứng ngay trước nhà tự tử cho... "bả hối hận chơi".
Cũng
lâm vào cảnh túng quẫn, nhưng là do làm ăn thua lỗ chứ không phải do nghiện cờ
bạc, ông Hoàng Cao Khải cũng tìm đến cái chết để trốn nợ. Ông Khải là dân buôn
bán nhỏ, để mở rộng làm ăn, ông vay nợ ở ngoài khoảng 100 triệu. Đến lúc làm ăn
thất bại, nghĩ đến cảnh chủ nợ ngày nào cũng tới nhà để đòi, hoảng quá ông bèn
để lại thư tuyệt mệnh báo cho vợ con biết, rồi mua thuốc ngủ về nhà uống.
Khi
vợ con ông Khải biết chuyện, cũng là lúc họ phát hiện thấy ông đã hôn mê, người
nhà vội vã đưa vào BV Trưng Vương để cấp cứu. Sau hơn 1 tháng điều trị, tính ra
số tiền để lo cấp cứu cho ông Khải mà gia đình phải cố vay mượn để chạy chữa
cũng tương đương số nợ làm ông muốn chết là 100 triệu đồng.
"Đây
chính là trường hợp điển hình cho bi kịch của những người muốn chết. Có những
cách giải quyết khác, có thể làm nhẹ đi vấn đề rất nhiều. Tuy nhiên, họ đã
không nghĩ vậy. Như ông Khải, chỉ cần ông bình tâm hơn, nói chuyện rõ ràng với
người nhà thì mọi chuyện đã tốt đẹp hơn lên.
Tự tử do nợ 100 triệu, cấp cứu tại
BV để giữ mạng sống cho ông tiền viện phí hết 100 triệu. Tự dưng coi như mắc nợ
200 triệu. Đó là chưa kể đến những di chứng mà phải nhiều tháng sau khi xuất
viện ông mới bình phục được. Rõ ràng, những người tự tử đã làm cho mọi chuyện
trở nên rối hơn, và chính họ cũng đã để lại những "dư chấn" không nhỏ
cho gia đình", BS Phạm Anh Tuấn nói.
Một
trong những trường hợp cấp cứu do tự tử đau lòng nhất, điều khiến BS Phạm Anh
Tuấn đi đến thực hiện đề tài khoa học nghiên cứu những người "chán
sống" liên quan đến loại thuốc diệt cỏ rất phổ biến đối với nhà nông, giá
rẻ nhưng độc tính thì lại khủng khiếp là Paraquat.
19
tuổi, Nguyễn Hậu rời Nghệ An vào TP HCM kiếm sống bằng nghề phụ hồ. Thanh niên
mới lớn, xa nhà cộng thêm cái nghề cứ chiều xuống là phải nhậu, khiến Hậu đâm
ra quẫn trí. Trong đầu cậu thanh niên này bao giờ cũng ám ảnh về cái chết để
"đời bớt khổ". Cô bạn gái của Hậu ở quê gửi thư vào, bảo là sắp đi
lấy chồng. Đang "cơn chán" trong người, cộng thêm chuyện "người
sẽ theo chồng bỏ lại ta", Hậu quyết định tìm đến cái chết.
Không
biết do ai chỉ dẫn, Hậu mua sẵn chai thuốc Paraquat về giấu trong kho vật liệu
của công trình, chờ đến đêm để kết liễu... chính mình. Đêm ấy, sau khi uống
thuốc xong, Hậu thấy trong người cũng bình thường. Ngoại trừ, vùng miệng hơi
rát và thấy nóng trong người. Nghĩ là không sao, nên sau một đêm chán chường,
sáng hôm sau Hậu lại đi làm tiếp.
Ngày
hôm đó, rồi ngày hôm sau nữa cũng chẳng có chuyện gì xảy ra. Có lúc, Hậu đã
nghĩ mình mua nhầm... thuốc giả. Nhưng, đến ngày thứ 3 thì miệng Hậu bắt đầu có
những vết loét.
Cho rằng điều này cũng bình thường, Hậu ra nhà thuốc Tây mua
thuốc về uống. Đến lúc, vòm miệng đau không chịu nổi Hậu mới đến trung tâm cấp
cứu nhờ bác sĩ. Người trực tiếp khám cho Hậu là BS Phạm Anh Tuấn. Chỉ cần nghe
Hậu trình bày sơ qua trường hợp của mình, BS Tuấn đã buông tiếng thở dài. Hậu
được đưa vào Khoa HSCC ngay lập tức.
Những
ngày nằm bệnh viện, được BS nói cho biết tình trạng của mình, cậu thanh niên
chưa đến 20 tuổi ấy hầu như khóc suốt. Mỗi lần thấy bóng dáng BS, là mỗi lần
Hậu gào lên: "Bác sĩ ơi, cứu em với. Em hối hận lắm rồi. Em phải sống để
còn làm việc mà nuôi bố mẹ em ở quê".
"Đôi
mắt van lơn của Hậu cứ ám ảnh tôi. Rồi những giọt nước mắt già nua của bố mẹ em
khi vào thăm con cứ làm tôi ray rứt mãi. Giá như Hậu bình tâm hơn, giá như cậu
ấy bản lĩnh hơn. Giá như, loại thuốc ấy ít độc hơn...", BS Phạm Anh Tuấn
cứ đưa ra hàng loạt giả dụ như vậy. Nhưng, không thể có một giả dụ cho loại
thuốc diệt cỏ có công dụng giết người chầm chậm như độc dược trong các bộ phim
cổ trang.
Sau
sự cố đau lòng ấy, vẫn biết cái chết của Hậu hoàn toàn không phải lỗi của BS.
Tuy nhiên, các BS BV Trưng Vương cũng đã cố gắng nghiên cứu tìm ra phương pháp
giành giật mạng sống của bệnh nhân khi vướng vào loại thuốc quái ác này.
Hiện
tại, để duy trì sự sống cho bệnh nhân tự tử bằng cách uống thuốc Paraquat, chỉ
có cách lọc máu cho bệnh nhân thông qua dụng cụ lọc làm bằng sợi cacbon. Khi
máu đi qua dụng cụ này, than hoạt tính sẽ lưu lại các độc tố có trong máu.
Nhưng, đây là phương pháp mà tiền viện phí rất cao, phải làm nhiều lần và bệnh
nhân uống thuốc Paraquat được phát hiện sớm thì mới có cơ may giữ được mạng
sống.
Một
trường hợp đau lòng không kém cũng liên quan đến loại thuốc này, nạn nhân là
ông Đậu Đăng Khoa. Giận vợ, ông Khoa lấy chai thuốc Paraquat tu một hơi hết
sạch. Cũng như Hậu, hai ngày đầu ông thấy cũng không khó chịu gì lắm, cho đến
ngày thứ ba. Khi gia đình chuyển ông lên BV Trưng Vương thì đã quá muộn.
Sau
2 lần lọc máu, 8 lần chạy thận... cộng thêm chuyện ông bị rối loạn tuần hoàn
máu, xuất huyết tiêu hóa do độc tính của thuốc bắt đầu công phá, gia đình đành
đưa ông về nhà để... chờ ngày lo ma chay vì không đủ tiền viện phí, mà dẫu có
tiền cũng không thể cứu chữa được.
BS
Phạm Anh Tuấn nói loại thuốc Paraquat khiếp lắm, sau 6 giờ uống, độc tính bắt
đầu công phá một cách chậm chạp các bộ phận, như: phổi, phế quản, gan, thận...
của nạn nhân. Nạn nhân sẽ tỉnh táo cho đến lúc chết. Thậm chí, ngay cả khi các
ngón tay, chân đã bắt đầu "chết" thì họ vẫn có khả năng nhận biết cái
chết từ từ của chính mình.
Trên
thực tế, theo BS Tuấn thì những cơn khủng hoảng của những người muốn đi tìm cái
chết chỉ kéo dài khoảng vài tiếng. Vấn đề là làm sao, phải giúp họ vượt qua
được cái ngưỡng "chán đời" ấy.
Khi vượt qua được cái ngưỡng này, họ
sẽ bình tâm lại và suy nghĩ thấu đáo hơn. Có những bệnh nhân, tự tử một lần
được cứu sống, lại tự tử thêm một lần nữa vẫn được cứu sống. Nhưng tự tử đến
lần thứ ba thì đã được... toại nguyện. Đối với những trường hợp cố chết ấy, BS
Phạm Anh Tuấn nói nước ta cần phải có thêm những BS tâm thần giám sát và tư vấn
cho họ.
Một
điều không kém phần quan trọng nữa, cần phải có các kênh truyền thông để cho
những người "chán đời" thấy hậu quả của việc họ "đi chết"
là như thế nào. Phải cho họ thấy được các di chứng sau khi tự tử, nỗi đau buồn của
người thân, sự hủy hoại của thể xác do uống thuốc hoặc tình trạng sống thực vật
do treo cổ...
Tại
BV Trưng Vương, các BS cũng đã nghĩ ra cách giáo dục cho bệnh nhân tự tử bằng
cách cho họ nằm chung phòng với những người đang được HSCC, để họ thấy được
những bệnh nhân khác đang phải vật lộn với bệnh tật, với đau đớn để duy trì
mạng sống cho mình như thế nào. Trong lúc, đang yên đang lành lại muốn mình
chết đi hoặc biến thành phế nhân. Hơn 98% bệnh nhân tự tử khi ra viện, đều
khẳng định với BS Tuấn rằng "Họ đã thấy cái sai của chính họ".
Những
trường hợp tự tử được cấp cứu, thường bệnh nhân sẽ rất đau đớn. Lấy ví dụ, bệnh
nhân uống thuốc tẩy để tự tử. Đặc tính của thuốc tẩy sẽ làm hẹp khí quản, nên
mỗi ngày, bệnh nhân bắt buộc phải nuốt dụng cụ để thông khí quản (dụng cụ này
thường được làm bằng chất không gỉ sét - phổ biến là Inox). Nhìn cảnh họ nuốt
dụng cụ để thông khí quản thì mới thấy đau đớn như thế nào, cứ nuốt từng chút
một vậy, tình trạng này kéo dài cả tháng trời. Rồi xúc sạch ruột khi tiếp nhận
bệnh nhân... tất cả đều rất "bi kịch".
"Cái
mà mình muốn nói với những người có ý định tự tử là trong cuộc sống, không bao
giờ có chuyện mọi việc đều theo ý mình. Vì vậy, khi gặp khó khăn hãy cố gắng
tìm cách giải quyết. Hãy nghĩ đến những người đang bị ung thư, bị khiếm khuyết
cơ thể... họ vẫn đang cố sống thì hà cớ gì, mình lại tự hủy hoại mình. Phải cố
gắng giải tỏa được ức chế trong người, chắc chắn là không có chuyện gì không
thể giải quyết được. Trên hết, sống là phải có trách nhiệm với chính mình",
BS Phạm Anh Tuấn chia sẻ.
Nguồn tin: An Ninh Thế Giới
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự