Tất
cả đều nằm trong kho báu của Phật pháp, ai xứng đáng thì sẽ được hưởng lợi ích
lâu dài, ai không xứng đáng thì sẽ sớm bị mất đi. DN& PL kỳ này đã có cuộc
gặp gỡ, trao đổi chia sẻ thú vị về chủ đề trên với doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo,
Tổng giám đốc Công ty T.T.N.T.
Trong
đạo có đời, trong kinh doanh có phật pháp tâm linh
Trong
cuộc đời kinh doanh của mình, doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo từng khẳng định thời
gian đầu thấy tiền là tiền. Chị tâm sự “Khởi nghiệp, tôi dành toàn bộ thời
gian, tâm tư tình cảm để làm sao cho bản thân thoát nghèo nhanh nhất.
Đồng thời
thời diểm đó đặc biệt quan trọng mà doanh nhân mới khởi điểm luôn ước mong,
khao khát làm ra tiền. Sau thời gian dài kinh doanh, tôi thấy tiền lại không
phải là tiền, mình thu nhập có thể ít lại, rộng rãi với người.
Và bây giờ tôi
hoàn toàn ung dung tự tại, điều khiển được đồng tiền theo suy nghĩ của mình.
Tôi đã hài trong sự phát triển tài sản và quyền lực, không quá căng thẳng trong
xung đột, luôn mong muốn, suy nghĩ mang lại lợi ích cho mình và mọi người xung quanh
mình cùng vươn lên giàu có. Và bây giờ tôi đang muốn cả dân tộc mình được giàu
sang và thịnh vượng. Để làm được điều đó, mỗi doanh nhân đều phải chung tay
gánh vác sự nghiệp làm giàu của dân tộc Việt
Theo doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo thì đồng tiền không có
gương mặt riêng, nó mang đúng gương mặt của người nắm giữ nó có thể hiện qua
cách kiếm tiền và sử dụng đồng tiền. Những người kinh doanh có tâm trong sáng,
tránh xa làm điều xấu, điều ác, và làm luôn việc thiện, loại bỏ nghề kinh doanh
“chộp giật”, hướng tới làm lợi cho mình, lợi cho người thì mới kinh doanh bền
vững được xã hội chân trọng và đời sau ghi nhớ. Bởi lẽ, suy cho cùng, xã hội có
hai loại người: cho và nhận. Nếu không phải là người nhận thì trước hết phải lo
được cho bản thân rồi phấn đấu có cái để cho.
Trao
đổi sâu về đạo phật trong kinh doanh, doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo cho rằng, mọi
chuyện thất bại thành công đều có nguyên nhân và kết quả của nó, nên mọi người
cần đón nhận một cách tự nhiên, vì chẳng có gì là mãi mãi cả. Bởi trong đạo có
đời và trong kinh doanh có Phật pháp tâm linh. Nhà kinh doanh luôn hướng tới
điều thiện, cao cả, thiêng liêng.
Doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo tâm sự: “Đạo phật
ở trong tôi tự nhiên đến mức độ có như không, không như có; thẩm thấu giống như
khí trời vậy. Chính nhờ đạo Phật nuôi dưỡng tâm hồn nên tôi không vui quá khi
được, không buồn quá khi mất. Điều đó rất quan trọng với người làm kinh doanh,
giúp họ làm chủ bản thân, tỉnh táo trước đồng tiền và ắp đầy lòng trắc ẩn. Bạn
bè và đồng nghiệp nhiều người nhìn đồng tiền rất thanh thản nhờ vào triết lý
nhà Phật”.
Những
khóa tu dành cho doanh nhân
Quả
thật, khi gặp gỡ, trao đổi, tâm sự mới thấy được cái “tâm” của một doanh nhân
luôn tự tại, thanh thản, ung dung giữa cuộc đời với cái nhìn thẩm thấu rất sâu
sắc. Doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo đã dung hòa được khả năng kinh doanh cho giới
tu hành, bằng một tiếng nói chung, hữu ích thiết thực cho đời sống.
Có lẽ, đạo lý
kinh doanh đã ngấm sâu vào con người nữ doanh nhân rất nổi tiếng trên thương
trường. Đặc biệt, doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo còn nghiên cứu, ứng dụng và đề
xuất mô hình truyền bá đạo Phật trong kinh doanh bằng cách đề xuất: tổ chức
những khóa tu dành riêng cho doanh nhân, giới báo chí, công chức, người làm chính
trị… Thời gian mỗi khóa tu có thể linh động theo yêu cầu của mọi người.
Theo
doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo, nếu những khóa tu như vậy đến với giới doanh nhân,
chính khách, giới báo chí, thì đó còn là một cách tốt nhất để hướng cộng đồng
về với cội nguồn. Những người tham dự khóa tu ngắn hạn sẽ thẩm thấu tâm hồn,
tạo khoảng lắng đọng cần thiết trong lòng mình lại, để tự chiêm nghiệm, suy
nghĩ, băn khoăn, trăn trở về cuộc đời, sự nghiệp, những gì làm được hoặc chưa
được…
Và chắc chắn những người làm kinh doanh nếu tham gia những khóa tu như
vậy sẽ thấy giá trị nhân văn, nhân đạo và tình người trong kinh doanh để không
xảy ra những thảm họa sập cầu, sập nhà, gây chết người, hạn chế việc rút ruột ở
công trình, mua gian bán lận, những chuyện tham nhũng…
Khi
kinh tế ở giai đoạn khấm khá thì người ta nhận ra rằng ăn, mặc, ở chỉ là phần
con, phần tâm linh, tâm hồn mới là phần người. Mỗi người có một cái đạo của
riêng mình. Riêng những người chọn đạo Phật thì tìm đến cửa chùa như tìm đến
niềm an vui cho tâm hồn của mình. Đạo phật luôn tư duy trên lợi ích của người
khác (điều này đúng với đạo đức kinh doanh).
Hiểu cao siêu hơn là tư duy lợi
ích của loài người. Đạo Phật cũng chẳng của riêng ai, đạo Phật là của mọi người.
Do đó, Phật tử tìm đến chùa, Phật tử lo chuyện hậu sự, hoàn toàn tự nguyện, tự
giác với tinh thần trách nhiệm rất cao.
Cuối
cùng, Phật pháp đi vào thế giới kinh doanh rất tự nhiên để hội nhập, phát
triển. Trong Phật pháp có câu rất hay rằng: “Đời không đạo lấy gì mà sửa. Đạo
không đời biết sửa với ai”. Vì vậy, trong kinh doanh là luôn hướng tới giá trị
cao nhất về cái lợi, cái thiện và cái đẹp để xây dựng cộng đồng, xã hội ấm no
hạnh phúc.
Đạo phật không chấp nhận kinh doanh bằng mọi giá, chà đạp lên mọi
giá trị, phẩm chất, lương tâm bằng mọi thủ đoạn để kiếm tiền mà quên đi cái “tâm”
cao cả của người làm kinh doanh.
Nguồn tin: Tạp chí Doanh nhân và pháp luật
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự