Hồi
chuông cảnh báo về vấn đề đạo đức trong từng con người đang được gióng lên mạnh
mẽ qua các con chữ đau buồn nằm dài trên các trang báo về những cái ác đang
diễn ra hàng ngày quanh chúng ta.
Mới
đây, một câu chuyện khiến dư luận rùng mình khi cái ác nằm ngay trong chính
trái tim một người phụ nữ. Cái nghèo khó đã đè nặng lên vai chị, người chồng
lại công tác xa bởi đồng tiền bát gạo, sự thông cảm nhẫn nhịn của hai vợ chồng
có lẽ đã cạn kiệt. Mâu thuẫn gia đình đã đẩy lên đỉnh điểm khiến chị uất ức,
mất khôn vứt đứa con 3 tháng tuổi của mình xuống giếng. Một sinh linh bé nhỏ
vừa cất tiếng khóc đã phải từ dã cuộc đời này bởi chính người mẹ ruột của mình
không có tình mẫu tử.
Cái
ác lại lặp lại trong nhân phẩm người phụ nữ tại tỉnh Thái Nguyên. Một hành vi
mà nhắm mắt người ta cũng không thể tưởng tượng nổi đó là hành vi của một con
người, huống chi là một người đàn bà. Chồng chị đã phạm lầm lỗi với một người
phụ nữ khác và dẫn đến hậu quả có con riêng. Và tình yêu của chị dành cho người
chồng không có chỗ cho lòng vị tha, bao dung và độ lượng với kết quả sai lầm
của chồng gây ra. Lại một sinh linh nữa chịu hậu quả đau đớn khi chị dùng kim
đâm vào đầu đứa bé con riêng này.
Những
mảnh đời nghèo túng, cơ cực quả là quá sức đối với nhiều người phụ nữ này.
Nhưng từ thời phong kiến xa xưa, người phụ nữ Việt Nam đã phải chịu đựng sự
gian nan vất vả, chịu nhiều thiệt thòi không được học hành, hiểu biết xã hội
nhiều hơn gấp trăm lần thời nay mà họ vẫn chịu đựng và vươn lên nuôi dưỡng
chồng con bằng tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh lớn lao của mình. Có lẽ, cái
nghèo, sự cùng quẫn không phải là lí do chính để biện minh cho cái ác của họ. Mà
nguyên nhân dẫn đến hành động đó là họ không có tình thương.
Đáng
buồn hơn là cái ác diễn ra nhiều nơi trên cả nước. Và vì không có tình thương
nên cái ác tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong cá nhân, gia đình hiện nay dẫn
đến nhiều tội lỗi khác như con giết cha, cậu chặt ngón tay cháu mình. Cậu con
trai 18 tuổi ở tỉnh Hải Dương vừa bị tuyên án tử hình vì đã giết bố đẻ của
mình. Chỉ vì một lí do là cậu chơi điện tử về muộn và bị bố mắng. Tỉnh Vĩnh
Long cách đây không lâu người ta lại đọc trên báo câu chuyện người chú đã chặt
đứt ngón tay của cháu gái 14 tuổi của mình khi biết cháu có hành vi ăn trộm
trứng vịt của nhà hàng xóm...
Có
lẽ thời xưa xã hội cũng vẫn tồn tại cái ác như thế này, nhưng rõ ràng những năm
gần đây, khi các kênh truyền thông công khai thông tin đến với người dân thì xã
hội có phần hoang mang và lo sợ hơn.
Hầu
như những tội ác gây ra đều thuộc về phạm trù đạo đức của con người. Suy ngẫm
nguyên nhân dẫn đến những hành vi đó dường như xã hội ngày nay, ở trong trường
học hay các buổi thảo luận, tọa đàm ngoài xã hội....đang quá chú ý đến những
cái gọi là chuẩn mực đạo đức xã hội, nhưng có phần lãng quên đi giá trị đạo đức
cá nhân trong cộng đồng. Do đó, cái ác mới vẫn còn tồn tại len lỏi trong ngóc
ngách một số người hiện nay.
Môn
học dạy về đạo đức đã được đưa vào giảng dạy cho chúng ta từ thời thơ bé. Bậc
mầm non là môn lễ giáo, bậc tiểu học là môn Đạo đức, và bậc trung học là môn
Giáo dục công dân. Nghe tên gọi bộ môn to tát, và dường như chương trình dạy là
những điều lớn lao như ở khối Trung học là các khái niệm triết học, duy vật
biện chứng, phủ định siêu hình, kinh tế vĩ mô, pháp luật....
Nhưng
có một điều nghe tưởng như "biết rồi khổ lắm nói mãi", tưởng là
"tầm thường" mà lại khó thực hiện và rất quan trọng cho hành trang nhân
cách của các em bước vào đời, là cần truyền dạy cho các em phải có lòng thương,
tình thương người. Đó là một trong những giá trị đạo đức cơ bản của một cá nhân
con người. Trong gia đình bố mẹ cần có trách nhiệm trau dồi đạo đức cá nhân cho
con mình. Và ở nhà trường, cần giảng dạy kĩ lưỡng đạo đức cá nhân với các em
học sinh.
Thầy
Lê Trương Sáng, Hiệu trưởng trường Nguyễn Văn Tố, quận 10 Tp.HCM cũng bày tỏ
quan điểm: "GDCD là môn học nòng cốt, chương trình chúng ta có đủ các bài
học về lòng bác ái, sự yêu thương nhưng không thấm vào đâu, không ấn tượng gì
mấy đến đứa trẻ. Trong khi đó, hằng ngày mở mắt ra, trẻ thấy cảnh ăn chơi, thấy
cái xấu, cái ác, chuyện bạc tiền, chủ nghĩa cá nhân nhan nhản trước mắt. Trẻ
ngày nay năng động, sáng tạo hơn nhiều so với thế hệ trước nhưng cũng bàng
quan, thờ ơ, vô tâm, vô cảm, ít có sự quan tâm đến người khác so với các thế hệ
trước. Vì vậy theo tôi, nên giáo dục đạo đức HS bằng những điều gần gũi nhất:
yêu cha, thương mẹ, kính thầy, mến bạn".
Bên
cạnh đó, vai trò truyền thông báo chí cũng cần góp phần trách nhiệm làm giảm
cái ác trong xã hội hiện nay, đó là tuyên truyền tôn vinh những giá trị đạo đức
cá nhân hàng ngày hàng giờ làm việc từ thiện, đóng góp công sức lao động cho xã
hội. Những tấm gương dù sống trong hoàn cảnh nghèo khó nhưng vẫn tràn đầy tình
thương yêu với gia đình và những người xung quanh....sẽ là động lực thúc đẩy,
khơi dậy tính lương thiện, lòng thương trong mỗi cá nhân con người. Có như vậy xã
hội sẽ bớt tồn tại những cái ác hơn.
Nguồn tin: tuanvietnam.net
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự