Trước
tiên, người viết xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc của Phattuvietnam.net đã có
nhiều ý kiến đóng góp, trao đổi về bài viết Hiểm họa đối với Phật giáo: “Đạo
của người chết”.
Lần
đầu tiên, một bài viết của tôi có số lượng ý kiến đóng góp bàn luận nhiều như
vậy trong một thời gian ngắn.
Vì
vậy, tôi hiểu rằng đề tài mà tôi đề cập đến là lãnh vực được rất nhiều tăng ni
Phật tử bạn đọc quan tâm.
Từ
đó, tôi thấy cần thiết trở lại đề tài này ở phạm vi rộng hơn: Đó là vấn đề chấn
hưng Phật giáo.
Tôi
ghi nhận và trân trọng tất cả các ý kiến của bạn đọc xoay quanh vấn đề bài viết
nêu trên đặt ra. Có thể nhận thấy tất cả chúng ta đều hướng về cùng một mục
đích, đó là sự hưng thịnh của Phật giáo Việt
Tôi
ghi nhận những ý kiến trông có vẻ là khác biệt với những ý kiến của tôi. Nhưng
nếu bàn kỹ, chúng ta sẽ thấy không có gì khác biệt lớn.
Gia
đình tôi cũng đã từng chịu ơn quý tăng ni đến hộ niệm khi hữu sự và tôi cũng
chắc chắn rằng tất cả mọi người con Phật tử chúng ta khi từ giã từ cuộc đời đều
rất mong muốn và cảm thấy hạnh phúc khi được quý tăng ni và các bạn đồng đạo hộ
niệm với mục tiêu cầu cho mình được vãng sinh.
Tôi
cũng tin tưởng vào những trường hợp có sự linh ứng mà nhiều sách vở Phật giáo
kể lại, mà ấn tượng không phai trong tâm trí tôi là chuyện kể về trường hợp
thân mẫu hòa thượng Thích Thiện Hoa (một vị lãnh đạo Phật giáo ở miền
Người
viết cũng nhận thức rất rõ ràng hộ niệm và giúp đỡ tang nghi đối với đông đảo
Phật tử là một nhu cầu khách quan, tất yếu từ phía Phật tử.
Trong
bài Người trí thức và đạo Phật đăng trên trang Web Phattuvietnam.net, thiền sư
Nhất Hạnh cũng đã viết “Một vị tăng sĩ bác học, chỉ biết dạy tham thiền và
giảng kinh Pháp Hoa làm sao có thể sống trong một ngôi chùa bao quanh bởi lớp
quần chúng chỉ đòi hỏi những công việc ma chay trừ tà và chữa bệnh như thế”.
Đáp
ứng nhu cầu đó như thế nào là vấn đề mà chúng ta đang thảo luận.
Nếu
muốn khẳng định quan điểm của mình, phản bác ý kiến khác biệt, người viết có
thể dẫn lời Thiền sư Nhất Hạnh: “Cho nên muốn đạo Phật được hiển lộ với hết sắc
thái cao đẹp của nó, ta phải tìm cách áp dụng đạo Phật một cách sung mãn trong
sự sống, và như thế tức là phải làm sao cho quần chúng biết tìm ở đạo Phật sự
thỏa mãn những nhu cầu sinh hoạt trí tuệ và tâm linh cần cho sự phát triển toàn
vẹn con người của họ, chứ không phải chỉ biết tìm ở đạo Phật những an ủi và che
chở có tính cách thần bí mà thôi” (bài đã trích dẫn).
Nhưng
trong cách suy nghĩ thận trọng hơn, người viết nghĩ rằng “tùy thuận chúng sinh”
(một trong mười đại nguyện của ngài Phổ Hiền Bồ tát) cũng hết sức quan trọng.
Thực
ra cụm từ “đạo của người chết” không phải do chúng tôi sáng tạo ra. Nó nằm ngay
trong lời bình đầu tiên của bài Nhật Bản: Tu sĩ Phật giáo dựa vào văn hóa dân
gian hiện đại để khôi phục tín đồ.
Trong
bài cũng có đoạn nói rõ “…họ [tức các tu sĩ Phật giáo Nhật Bản] không sống đúng
với lời đức Phật dạy vì vậy bản thân họ không thể tìm thấy ý nghĩa của việc đi
theo con đường tu tập theo tinh thần của Phật giáo trong đời. Đối với họ, Phật
giáo chỉ là một công việc để tổ chức các tang lễ và nghi lễ theo truyền thống
của tôn giáo này mà thôi. Những vị tu sĩ này phải chịu trách nhiệm cho sự suy
yếu của Phật giáo” (những đoạn nhấn mạnh là của người trích dẫn - MT).
Như
vậy, nếu đạo Phật vừa là đạo của người sống, vừa là đạo của người chết, vừa là
đạo của nhi đồng, thanh thiếu niên, trung niên, phụ nữ, vừa là đạo của các cụ
ông, cụ bà và cả người quá cố, thì không bao giờ có vấn đề hiểm họa.
Còn
nếu chỉ là “đạo của người chết”, tồn tại để tổ chức các tang lễ và nghi lễ, với
cụm từ “chỉ là” như trong đoạn dẫn trên, thì khi đó mới là hiểm họa của đạo
Phật.
Hiểm
họa đó là điều hiển nhiên, vì chỉ làm mỗi công việc “tổ chức các tang lễ và
nghi lễ truyền thống”, thì số tăng sĩ Nhật Bản từ 1,6 triệu vào năm 1975 đã
giảm xuống 300.000 trong năm 2005 (số liệu trong bài dẫn trên, được ghi nhận là
do Sở Văn hóa cung cấp).
Nếu
xét theo quy luật cung cầu, thì 300.000 tu sĩ chỉ để lo mỗi việc “tổ chức các
tang lễ và nghi lễ truyền thống” vẫn là nhiều. Số tăng sĩ (nếu chỉ làm nhiệm vụ
như trên) sẽ còn giảm xuống nữa. Cứ lấy số người theo đạo Phật từ trần bình
quân hàng ngày, chúng ta có thể ước lượng số tăng sĩ cần thiết cho công việc
này.
Như
vậy, để tồn tại đạo Phật trước hết phải là “đạo của người sống”, của giới trẻ,
của trí thức, của công nhân, nông dân…
Vấn
đề phục vụ hộ niệm của đạo Phật hiện nay phải xét trên cơ sở cân bằng, liều
lượng, phù hợp.
Người
viết còn nhớ trong một cuốn sách giáo khoa viết cho sinh viên y khoa vỡ lòng
môn Dược lý, câu mở đầu, và được nhắc đi nhắc lại như một nguyên tắc căn bản là:
“THUỐC
VÀ CHẤT ĐỘC CHỈ KHÁC NHAU VỀ LIỀU LƯỢNG”
Nếu
coi hộ niệm tang lễ là một thứ thuốc mà Phật giáo mang lại cho nhân sinh, thì
nó cũng phải ở mức cân bằng, hợp lý. Nếu quá đà, nó sẽ trở thành chất độc đối
với cả Phật giáo lẫn xã hội.
Có
nhiều cách để trình bày những ý kiến khác nhau, nhưng làm sao đó, mà tăng
sĩ Phật giáo Nhật Bản giảm từ 1,6 triệu xuống còn 300.000 trong vòng chỉ chừng
ấy năm, Phật tử thì “chẳng còn mấy, ai đi lễ chùa” (bài đã dẫn) thì cái hiểm
họa “đạo của người chết” đã là một sự hiển nhiên.
Đi
sâu vào nguyên tắc “thuốc và chất độc chỉ khác nhau về liều lượng”, các phân
tích còn triển khai yếu tố có ích và yếu tố có hại chỉ khác nhau, ngoài liều
lượng, còn là tỷ lệ, cách xử lý. Khi sự cân bằng bị phá vỡ, yếu tố có ích sẽ
trở thành yếu tố có hại.
Nếu
sư áo vàng, Phật tử thỉnh thoảng đến thăm nhà Phật tử, tụng kinh chúc phúc, cầu
an, thăm hỏi người bệnh…, thì làm sao người ta cứ nghĩ là trong xóm có đám tang
mỗi khi vị sư áo vàng và đoàn Phật tử xuất hiện.
Nếu
bố thí cho người nghèo quan tài bằng cách cùng đi với họ ra dịch vụ mai táng,
để họ tự mua, nhà chùa kín đáo trả tiền (không cho ai biết là quan tài bố thí),
thì thật đáng hoan nghênh. Cớ gì phải triển lãm 20 cái quan tài trước cửa chùa
và dự kiến đến 50 cái, rồi rao lên quan tài do nhà chùa tặng, như một sự khoe
khoang công đức. Chắc chắn người nhận sẽ tủi thân và buồn, sợ mang tiếng bất
hiếu vì không lo tròn được hậu sự cho ông bà cha mẹ, phải đi xin của bố thí
(trường hợp đã ví dụ ở xã Thanh Phú, Bến Lức, Long An).
Quý
thầy ở các chùa lớn tại TPHCM như Vĩnh Nghiêm, Ấn Quang, Xá Lợi… chắc chắn đều
có đi hộ niệm. Nhưng vấn đề là hoạt động hộ niệm được tiến hành song song với
các hoạt động hoằng pháp, tu học khác, nên đã không xảy ra tình trạng “Phật
giáo chỉ là một công việc để tổ chức các tang lễ và nghi lễ theo truyền thống”.
Vấn
đề là phải có sự cân bằng. Nếu “chỉ là một công việc để tổ chức các tang lễ và
nghi lễ theo truyền thống”, thì có thể nói như người xưa, là “âm thịnh dương
suy”.
Đến
một ngôi chùa mà đập vào mắt khách thập phương trước tiên là hàng dãy quan tài
thì cũng là “âm thịnh dương suy”.
Một
vị tăng sĩ chẳng hạn, mà 80 – 90% thời giờ tiếp xúc Phật tử dành cho công việc
chỉ là đi hộ niệm, thì cũng là “âm thịnh dương suy”.
Trong
câu phục nguyện vẫn thường nghe thấy trong mỗi khóa tụng, chúng ta có 2 vế “âm
siêu”, “dương thái”. Đó là sự cân bằng, có âm, có dương.
Nếu
chỉ độ tử, lo phần âm, thì đương nhiên mất cân bằng. Phần tăng nặng làm mất cân
bằng đó sẽ tạo nên hiểm họa.
Thuốc
và chất độc chỉ khác nhau về liều lượng!
Chúng
tôi rất mong có được ý kiến trao đổi, bàn luận từ quý độc giả, để có cơ sở và
thông tin để viết các bài tiếp theo về vấn đề được nhiều người quan tâm này,
trên tinh thần chấn hưng đạo Phật, đi vào từng trường hợp cụ thể, thiết thực.
Một
lần nữa, xin cảm ơn sự đóng góp quý báu của bạn đọc, nhất là những ý kiến có
tính chất thảo luận.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự