Chân
dung bạn trẻ thời đại số
Nói
về những người trẻ thời đại số là nhắc đến những bạn trẻ thế hệ 8x, 9x và hiện
nay là 10x (theo cách nhiều người nói về những người sinh vào những năm 1980
trở về sau). Khoa học phát triển, đất nước hội nhập và nhiều nền văn hóa cũng
theo đó vào Việt Nam làm cho những người trẻ “thấy cái gì cũng mới, cái gì cũng
muốn học hỏi nên nhiều khi thiếu chọn lọc”, bạn Nguyễn Hồng Thắm, sinh viên năm
cuối Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM lắng lòng chia sẻ.
Thắm bảo:
“Chính mình cũng từng chạy theo những cái mà mình cho là tân thời, là mới ấy để
rồi khi nhìn lại mình đã đi chệch văn hóa Việt. Điều đó làm mình mất phương hướng
và có một thời gian không biết tin vào cái gì để sống”.
Một
bạn trẻ khác, bạn T.H.N. hiện đang làm cho một ngân hàng ở TP.HCM cũng bộc bạch
rằng: “Có lúc mình muốn tự tử vì cảm thấy trống rỗng sau những tháng ngày vùi
đầu vào game online và những trò chơi vô bổ ở vũ trường.
Hồi xưa mình “Tây”
lắm, giờ thấy hối tiếc những gì đã qua lắm! May mà mình còn có đường quay về…”.
Chia sẻ ấy chúng tôi cũng bắt gặp trên diễn đàn dành cho người trẻ, các bạn
“chán đủ thứ” như: ba mẹ không quan tâm hoặc vì thất bại nho nhỏ nào đó, hoặc
quá buồn sau khi “nhảy” lên mạng xuống…
Thế là “mình từng muốn chết cho đỡ
buồn”, “mình suy nghĩ ấu trĩ vậy đó, giờ nhớ lại thấy sợ kinh khủng”, một bạn trẻ
có nick name momisa gửi thông điệp ấy và có nhiều người khác đã vào “đồng cảm”.
Tìm
hướng đi cho đời mình
Nói
về bạn trẻ thời đại số thì chừng ấy vẫn chưa đủ, vẫn còn nhiều biểu hiện chi
tiết lắm nhưng với khuôn khổ một bài báo chúng tôi không thể kể hết. Điểm qua
để rồi tìm thấy những điểm sáng từ các bạn ấy. Sau những tháng ngày miệt mài
với game online, T.H.N. đã từng nghĩ quẩn nhưng liền lúc đó duyên may đã đến
với N. khi bạn tình cờ xem một VCD về Khóa tu mùa hè, Khóa tu niệm Phật ở chùa
Hoằng Pháp (TP.HCM). N. nhớ lại: “Lúc đó cũng chỉ là buồn buồn nên xem, không
ngờ mình thích cách ngồi im của các bạn trẻ, màu áo lam cũng làm mình bình an
được đôi chút.
Thế là mình lên mạng tìm hiểu và sau đó đã đăng ký tham gia một khóa
tu Phật thất. Sau khi tham gia khóa tu đó mình đã thay đổi hẳn cách nghĩ và đặc
biệt là tìm được một góc tĩnh lặng của chính mình - ở câu niệm
Bạn
Lê Nguyễn Hà Mi cũng từng rất stress vì “công việc cứ ngồn ngộn”, nhiều khi làm
việc đến nửa đêm cũng không hết việc nên “mình sinh ra tính cáu bẳn, tình trạng
ấy kéo dài gần 5 tháng thì mình… không chịu nổi nữa”.
Lúc đó làm thế nào? Chúng
tôi hỏi và được Mi hoan hỷ cho biết: “Nhờ… tiếng chuông và một người bạn đã chỉ
mình cách tiếp xúc với chính mình ngay giây phút hiện tại. Bạn ấy được thực tập
những khóa tu theo pháp môn của Sư ông Làng Mai, và bạn ấy đã giải quyết được
nỗi khổ niềm đau của mình bằng cách nhận diện sự thật, thở và mỉm cười để an trú
trong hiện tại”.
Nghe Hà Mi trình bày như một… pháp sư với nụ cười thường trực
cho chúng tôi cảm nhận về sự an lạc ở hiện tại của cô gái 26 tuổi này. Mi còn
tiết lộ: “Mỗi tuần Mi uống trà và lắng nghe chính bản thân mình nữa đó, lắng
nghe để hiểu và thương mình, thương người”.
Chia
sẻ về thiền trà, bạn Hiếu Tâm (sinh viên Trường ĐH Công nghệ Kỹ thuật TP.HCM)
cho biết: “Những buổi uống trà, ngồi im, làm mới, nghe chuông đã cho tôi có cơ
hội nhìn rõ bản thân mình, tôi cảm thấy bình yên hơn dù có chuyện gì đang xảy
ra với mình. Cái này phải thử, phải thực tập mới tin”.
Một
góc nhìn
Những
sẻ chia trên đây được xem như những gợi ý riêng mà một số người trẻ dành cho
bạn đọc Giác Ngộ để giải quyết nỗi khổ đau, vượt qua những cơn stress… Đó là
tạo ra góc tĩnh lặng trong tâm mình để mỗi khi có chuyện mình lại quay về góc
ấy nương tựa, ôm ấp nỗi khổ niềm đau để chuyển hóa.
Một câu niệm Phật, một hơi
thở vào, thở ra trong tỉnh thức hoặc những buổi chia sẻ ấm cúng nơi trà quán…
đều là những phương pháp để trị liệu những cơn buồn, tìm cho mình hướng nhìn có
ánh sáng giữa cuộc sống nhiều bon chen, lắm xô bồ.
“Niềm
tin vào những điều đó cũng rất quan trọng, có tin sâu vào phương pháp trị liệu
thì mới có kết quả cao”, Lê Hoàng
Nguồn tin: giacngo
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự