Tôi cải rằng
nếu quý vị nghiên cứu về cấu trúc của thân thể con người, quý vị sẽ thấy rằng
nó có họ hàng với những chủng loại động vật có vú mà lối sống của chúng là hiền
lành hay hòa bình hơn. Đôi khi tôi nửa đùa nửa thật rằng đôi tay chúng ta
được cấu thành trong một phương thức mà chúng thuận tiện để ôm ấp hơn thay vì
đánh đấm.
Nếu đôi tay chúng ta chính yếu dự định cho đánh đấm, thế thì những ngón tay xinh xắn sẽ không cần thiết. Thí dụ, nếu những ngón tay được để cho mở rộng, những võ sĩ không thể đánh đấm một cách mạnh mẽ được, vì thế họ phải nắm những bàn tay lại như quả đấm. Do vậy, tôi nghĩ rằng điều ấy có nghĩa rằng cấu trúc thân thể căn bản của chúng ta tạo nên một bản chất tự nhiên từ bi hay hiền lành.
Nếu chúng ta nhìn vào những mối quan hệ, hôn nhân và thụ thai là rất quan trọng. Như tôi đã nói trước đây, hôn nhân không nên được căn cứ trên tình yêu mù quáng hay một loại yêu đương lãng mạng cuồng si ; nó nên căn cứ trên kiến thức về nhau và một sự thấu hiểu rằng chúng ta thích hợp để sống với nhau. Hôn nhân không phải cho một sự thỏa mãn tạm thời, mà cho một loại ý nghĩa nào đấy của trách nhiệm. Đấy là một tình yêu chân thành để làm nền tảng cho hôn nhân.
Một sự thụ thai thích đáng cho một đứa trẻ xảy ra trong loại thái độ đạo đức hay
tinh thần ấy. Trong khi đứa trẻ ở trong bụng mẹ, tâm tư tĩnh lặng của bà
mẹ có một ảnh hưởng rất tích cực đối với đứa trẻ chưa sinh, theo một nhà khoa
học.
Nếu thể trạng tinh thần của bà mẹ là tiêu cực, thí dụ nếu bà
ta chán nãn hay giận dữ, thế thì điều đó rất tại hại cho sự phát triển sức khỏe
của đứa trẻ chưa sinh. Một nhà khoa học đã nói với tôi rằng trong vài
tuần lễ đầu sau khi sinh là thời gian quan trọng nhất, vì trong thời gian ấy
não bộ đứa trẻ đang tăng trưởng.
Trong thời gian ấy, sự xúc chạm của bà mẹ hay những người hành động như một bà mẹ là quan yếu. Điều này cho thấy rằng, mặc dù đứa trẻ có thể không nhận ra ai là ai, nó thế nào ấy cần tác động tình cảm thân thể của người khác. Không có điều ấy, sẽ rất tai hại cho việc phát triển lành mạnh não bộ của đứa trẻ.
Sau khi sinh, hành động đầu tiên của bà mẹ là cho con bú sửa. Nếu bà mẹ
thiếu vắng tình cảm hay cảm giác ân cần cho đứa con, thì sửa sẽ không chảy
ra. Nếu bà mẹ nuôi con của bà với cảm giác hiền lành đối với đứa trẻ, mặc
cho bệnh tật hay đau đớn của riêng bà, như một kết quả sửa vẫn tuôn chảy tự
do.
Loại thái độ này như một trân bảo quý giá. Hơn thế nữa, nếu từ phía khác, nếu đứa trẻ thiếu một loại cảm giác gần gũi đối với bà mẹ, nó có thể không bú. Điều này cho thấy hành động tình cảm của cả hai phía là kỳ diệu như thế nào. Đấy là sự khởi đầu của đời sống chúng ta.
Tương tự thế với giáo dục, kinh nghiệm của tôi là những bài học nào chúng ta học từ những vị thầy không chỉ tốt lành mà cũng biểu lộ tình cảm cho học trò, đi sâu vào trong tâm tư chúng ta. Bài học từ những loại giáo viên khác có thể không được như thế. Mặc dù chúng ta có thể bị thúc ép đề học hành và có thể sợ hãi giáo viên, những bài học có thể không thấm vào. Tùy thuộc nhiều vào tình cảm của giáo viên.
Giống như thế, khi chúng ta đi đến một nhà thương, bất chấp phẩm chất của bác sĩ, nếu bác sĩ biểu lộ cảm giác chân thành và quan tâm sâu sắc cho chúng ta, và nếu bác sĩ mĩm cười, thì chúng ta cảm thấy an lòng, okay. Nhưng nếu bác sĩ chỉ biểu lộ một chút tình cảm con người, thế thì ngay cả bác sĩ ấy có thể là một chuyên gia vĩ đại, chúng ta có thể cảm thấy không bảo đảm và lo âu. Đây là bản chất con người.
Cuối cùng, chúng ta có thể phản chiếu trên đời sống của chúng ta. Khi
chúng ta còn trẻ và lúc chúng ta về già, chúng ta lệ thuộc một cách sâu đậm
trên tình cảm của những người khác. Giữa những tầng bậc này, chúng ta
thường cảm thấy rằng có thể làm mọi thứ mà không có sự giúp đở của những người
khác và tình cảm của người khác đơn giản là không quan trọng.
Nhưng tại tầng bậc này, tôi nghĩ thật quan trọng để giữ tình cảm sâu sắc của
con người. Khi người ta ở trong một thị tứ hay thành phố lớn cảm thấy cô
đơn, nhưng đúng hơn là người ta thiếu vắng tình cảm con người. Như một
kết quả của điều này, sức khỏe tinh thần của họ cuối cùng trở nên rất nghèo
nàn.
Mặt khác, nếu những người đó lớn lên trong một không khí của tình
cảm con người sẽ có một sự phát triển tích cực và hiền lành hơn trong thân thể,
tâm tư và thái độ của họ. Những đứa trẻ lớn lên thiếu vắng không khí tình
cảm nhân bản ấy thường có những thái độ tiêu cực hơn. Điều này đã biểu lộ
rất rõ bản chất tự nhiên của loài người.
Cũng thế, như tôi đã đề cập, thân thể con người biết thưởng thức sự hòa bình của tâm thức. Những thứ đang quấy rầy chúng ta có một tác động rất tệ hại đối với sức khỏe của chúng ta. Điều này cho thấy toàn bộ cấu trúc sức khỏe của chúng ta phù hợp với không khí tình cảm của con người. Do thế, khả năng cho từ bi là ở đấy. Vấn đề duy nhất là chúng ta có nhận ra điều này và áp dụng nó hay không?
Lòng từ ái và bi mẫn của chúng ta đối với bè bạn trong nhiều trường hợp thật sự
là dính mắc. Cảm nhận này không phải căn cứ trên nhận thức rằng tất cả
chúng sinh có quyền bình đẳng để hạnh phúc và vượt thắng khổ đau.
Thay vì
thế, nó căn cứ trên ý tưởng rằng điều gì đấy là "của tôi", "bạn
tôi", hay điều gì đấy tốt cho "tôi". Đấy là dính
mắc. Vì vậy, khi thái độ của người ấy đối với chúng ta thay đổi, cảm giác
của chúng ta về sự gần gũi lập tức biến mất. Với một cách khác, chúng ta
phát triển một loại quan tâm bất chấp thái độ của người khác đối với chúng ta,
một cách đơn giản bởi vì người ấy cũng là một con người đồng loại và có mọi
quyền để vượt thắng khổ đau.
Cho dù người ấy giữ vị thế trung lập hay ngay cả trở thành kẻ thù của chúng ta, sự quan tâm của chúng ta phải duy trì do bởi thực trạng [như một con người] của người ấy. Đó là sự khác biệt chính yếu. Lòng bi mẫn chân thành là lành mạnh hơn; nó không thành kiến, và nó được căn cứ trên lý trí. Trái lại, dính mắc là hẹp hòi và thiên vị.
Thật sự, từ bi chân thật và dính mắc là đối nghịch với nhau. Theo sự thực
hành Đạo Phật, để phát triển lòng từ bi chân thật, đầu tiên chúng ta phải thực
hành thiền quán về bình đẳng và hành xả, buông xả khỏi những người thật thân
cận với mình. Sau đó, chúng ta phải loại trừ những cảm giác tiêu cực đối
với kẻ thù của chúng ta.
Tất cả chúng sinh phải được xem như bình đẳng. Trên căn bản ấy, chúng ta có thể dần dần phát triển lòng từ bi chân thành cho tất cả. Phải nói rằng lòng từ bi chân thành không giống như sự thương hại hay cảm giác rằng những người khác thế nào ấy thấp hơn chính mình. Đúng hơn, với lòng từ bi chân thành, chúng ta nhìn những người khác là quan trọng hơn chính mình.
Như tôi đã chỉ ra trước đây, nhằm để phát sinh lòng từ bi chân thật, trước tiên
nhất chúng ta phải trải nghiệm sự tu tập hành xả. Điều này trở nên rất
quan trọng, bởi vì không có một cảm giác hành xả đối với tất cả, cảm nhận của
chúng ta đối với người khác sẽ bị thiên vị. Vì thế bây giờ, tôi sẽ cho quý
vị một thí dụ ngắn gọn về việc rèn luyện thiền quán trên sự phát triển hành
xả.
Thứ nhất, chúng ta phải nghĩ về một nhóm nhỏ những người chúng ta
biết, chẳng hạn như bạn bè và người thân của chúng ta, đối với những người
chúng ta có sự luyến ái (dính mắc). Thứ hai, chúng ta nên nghĩ về những
người nào đấy mà đối với họ chúng ta cảm thấy hòa toàn dửng dưng.
Và thứ
ba, hãy nghĩ về một số người mà chúng ta không thích. Một khi chúng ta đã
hình dung những người khác nhau này, chúng ta phải cố gắng để cho tâm tư chúng
ta thâm nhập vào thể trạng tự nhiên của nó và để thấy nó đáp ứng một cách tự nhiên
như thế nào đến một sự gặp gở với những người này.
Chúng ta sẽ lưu ý rằng
sự phản ứng tự nhiên của chúng ta sẽ là dính mắc đối với bạn bè chúng ta, không
thích đối với những người chúng ta xem như kẻ thù, và hoàn toàn dửng dưng đối
với những người chúng ta cho là trung lập. Rồi thì chúng ta phải cố gắng để
tự hỏi mình. Chúng ta phải so sánh những ảnh hưởng của hai thái độ đối
nghịch mà chúng ta có đối với bạn bè và kẻ thù của chúng ta, và để thấy tại sao
chúng ta có những tình trạng thay đổi bất thường của tâm tư đối với những nhóm
người khác biệt này.
Chúng ta phải thấy tác động nào mà những phản
ứng như vậy có trong tâm tư chúng ta và cố gắng để thấy sự vô ích của việc liên
hệ với họ trong một thái độ cực đoan như vậy. Tôi đã thảo luận những sự
thuận và nghịch của việc dung dưỡng thù hận và phát triển giận dữ đối với những
kẻ thù, và tôi cũng đã nói một ít về những nhược điểm của việc dính mắc cực
đoan đối với bạn bè, v.v...
Chúng ta phải quán chiếu trên điều này và sau
đó cố gắng để giảm thiểu tối đa cảm xúc mạnh mẽ của chúng ta đối với hai nhóm
người đối nghịch này. Rồi thì quan trọng nhất là, chúng ta phải quán
chiếu trên nền tảng bình đẳng giữa chính mình và tất cả những chúng sinh
khác.
Giống như chúng ta có khao khát bản năng tự nhiên cho hạnh phúc và vượt thắng khổ đau, và tất cả những chúng sinh khác cũng vậy; giống như chúng ta có quyền để hoàn tất nguyện vọng bẩm sinh này, và tất cả những chúng sinh khác cũng như vậy. Vì vậy trên nền tảng đúng đắn nào mà chúng ta phân biệt?
Nếu chúng ta nhìn vào nhân loại như một tổng thể, thì chúng ta là những động
vật xã hội. Hơn thế nữa, những cấu trúc của kinh tế, giáo dục, v.v...hiện
đại, cho thấy rõ rằng thế giới đã trở nên một nơi nhỏ bé hơn, và vì thế chúng
ta lệ thuộc vào nhau hơn.
Dưới những hoàn cảnh như vậy, tôi nghĩ chọn lựa duy nhất là sống và làm việc với nhau một cách hòa hiệp, và giữ trong tâm tư chúng ta mối quan tâm cho toàn thể nhân loại. Đấy là quan điểm và cung cách duy nhất mà chúng ta phải tiếp nhận cho sự sống còn của chúng ta.
Do bản chất, đặc biệt như một con người, những quan tâm của tôi không riêng
biệt với những người khác. Sự hạnh phúc của tôi lệ thuộc trên hạnh phúc
của những người khác. Vì vậy, khi tôi thấy những người hạnh phúc, tự động
tôi cũng cảm thấy hạnh phúc hơn một ít so với khi tôi thấy những người ở trong
một tình cảnh khó khăn.
Thí dụ, khi chúng ta thấy những bức ảnh ở trên truyền hình, những người đói khát ở Somali, kể cả những người già, và những đứa trẻ, tự nhiên chúng ta cảm thấy buồn bả, bất chấp sự buồn đau ấy có thể đưa đến một loại hành động giúp đở nào đấy hay không.
Hơn thế nữa, trong đời sống hàng ngày, bây giờ chúng ta sử dụng nhiều tiện nghi
thuận lợi, kể cả những thứ như máy điều hòa không khí trong nhà. Những
thứ này hay những tiện nghi này trở nên có thể hiện thực của thực tế, không
phải do bởi chính chúng ta, mà do bởi sự liên hệ trực tiếp hay gián tiếp của
nhiều người.
Mọi thứ đến với nhau. Không thể trở lại lối sống một
vài thế kỷ trước, khi chúng ta chỉ lệ thuộc trên những khí cụ đơn giản,
chứ không phải tất cả những máy móc này. Rất rõ ràng đối với chúng
ta rằng bây giờ chúng ta đang thụ hưởng những sản phẩm lao động của nhiều
người. Trong 24 giờ đồng hồ chúng ta ngủ trên giường - nhiều người đang
liên hệ với điều ấy - và trong việc chuẩn bị thức ăn cho chúng ta cũng thế, đặc
biệt cho những người không ăn chay.
Tiếng tăm rõ ràng cũng là sản phẩm
của những người khác - không có sự hiện diện của những người khác, khái niệm
danh thơm tiếng tốt thậm chí sẽ không có ý nghĩa gì. Cũng thế, sự quan
tâm tình trạng kinh tế của Âu Châu tùy thuộc trên sự quan tâm của Mỹ Châu và sự
quan tâm của Tây Âu tùy thuộc trên sự quan tâm của Đông Âu.
Mỗi châu lục lệ thuộc sâu xa trên những châu lục khác; đấy là một thực tế. Vì nhiều thứ mà chúng ta khao khát, chẳng hạn như giàu sang, danh tiếng, v.v..., không thể hình thành mà không có hành vi hay sự tham gia gián tiếp và sự hợp tác của nhiều người khác.
Do vậy, vì chúng ta có quyền bình đẳng để hạnh phúc và vì tất cả chúng ta liên
hệ với nhau, bất kể một cá nhân là quan trọng như thế nào, một cách hợp lý, sự
quan tâm của năm tỉ người người trên hành tinh này là quan trọng hơn một
người đơn độc. Bằng việc suy nghĩ qua những dòng này, chúng ta cuối cùng
có thể phát triển một ý thức trách nhiệm toàn cầu.
Những vấn nạn môi trường hiện đại, chẳng hạn như sự suy thoái của tầng ozone, rõ ràng cũng cho chúng ta thấy nhu cầu cho sự hợp tác toàn cầu. Dường như rằng với sự phát triển, toàn bộ thế giới đã trở nên nhỏ bé hơn, nhưng tâm thức con người vẫn tụt hậu đằng sau.
Đây không phải là vấn đề của sự thực hành tôn giáo, mà là một câu hỏi cho tương lai của nhân loại. Loại thái độ rộng rãi hơn hay vị tha hơn là rất liên hệ trong thế giới ngày nay. Nếu chúng ta nhìn vào hoàn cảnh từ những khía cạnh đa dạng hơn, chẳng hạn như sự phức tạp và sự liên hệ nội tại tự nhiên của sự tồn tại hiện đại, sau đó chúng ta sẽ dần dần chú ý một sự thay đổi trong quan điểm của chúng ta, vì thế khi chúng ta nói "người khác" và khi chúng ta nghĩ về người khác, chúng ta sẽ không còn loại bỏ họ như không liên hệ với chúng ta. Chúng ta không còn cảm thấy dửng dưng nữa.
Nếu chúng ta chỉ nghĩ về riêng mình mà thôi, nếu chúng ta quên lãng những quyền
và sự cát tường của người khác, hay tệ hại hơn, nếu chúng ta bóc lột kẻ khác,
căn bản chính chúng ta sẽ thua thiệt.
Chúng ta sẽ không còn bạn nữa, những người biểu lộ cho sự cát tường của chúng ta. Hơn thế nữa, nếu thảm họa xảy đến cho chúng ta, thay vì cảm thấy quan tâm, người ta có thể thậm chí mừng thầm. Trái lại, nếu một cá nhân từ bi và vị tha, và có những quan tâm đến người khác trong tâm hồn, rồi thì bất chấp, người ấy biết nhiều người hay không, bất cứ nơi nào người ấy đi đến, người ấy sẽ lập tức có bạn. Và khi người ấy đối diện với tai họa, sẽ có nhiều người đến để giúp đở người ấy.
Một tình bạn chân thật phát triển căn cứ trên tình cảm chân thành của con
người, không phải trên tiền bạc hay quyền lực. Dĩ nhiên, qua sự giàu có
và quyền lực của mình, nhiều người hơn có thể tiếp cận chúng ta với những nụ
cười rộng mở hay quà cáp.
Nhưng trong sâu thẩm, những người này không phải là bạn bè thật sự của chúng ta; đây là những người bạn của sự giàu có hay quyền lực của chúng ta. Cho đến khi nào sự vận may vẫn còn với chúng ta những người này sẽ thường tiếp cận với chúng ta. Nhưng khi chúng ta hết thời, họ sẽ không còn ở đó nữa. Với loại bè bạn này, không ai sẽ thực hiện một nổ lực chân thành để giúp chúng ta nếu chúng ta cần đến. Đấy là sự thật.
Tình bạn chân thành nhân bản là trên căn bản của tình cảm nhân loại, bất chấp
vị thế của chúng ta. Do vậy, càng biểu lộ sự quan tâm đến lợi ích và
quyền lợi của kẻ khác, chúng ta càng là một người bạn chân thành.
Càng cởi mở và chân thành, thế thì căn bản, lợi ích hơn sẽ đến đến với chúng ta. Nếu chúng ta quên lãng hay không quan tâm người khác, rồi thì cuối cùng chúng ta sẽ đánh mất lợi ích của mình. Vì vậy, đôi khi tôi nói với mọi người, nếu chúng ta thật sự vị kỷ, thế thì vị kỷ thông tuệ tốt hơn là vị kỷ si mê và đầu óc hẹp hòi.
Đối với những hành giả Phật Giáo, sự phát triển tuệ trí cũng rất quan trọng -
và ở đây tôi muốn nói tuệ trí thực chứng tính không, căn bản tự nhiên của thực
tại. Thân chứng về tính không cho chúng ta tối thiểu một loại ý nghĩa
tích cực nào đấy về sự ngừng dứt. Một khi chúng ta có
một loại cảm nhận nào đấy cho khả năng của ngừng dứt (diệt đế), sau đó sẽ
trở nên rõ ràng rằng khổ đau không phải là cuối cùng và rằng có một sự thay
đổi.
Nếu có một sự thay đổi, thế thì đáng để thực hiện một nổ lực. Nếu chỉ có hai trong Bốn Chân Lý Cao Quý của Đức Phật hiện hữu - khổ đau và nguyên nhân đau khổ - thì không có ý nghĩa gì nhiều. Nhưng hai chân lý kia, kể cả ngừng dứt, chỉ tới một phương cách thay đổi của tồn tại. Có một khả năng của sự chấm dứt khổ đau. Vì thế đáng thực tập để nhận ra bản chất của khổ đau. Do vậy, tuệ trí là cực kỳ quan trọng trong việc gia tăng từ bi một cách vô hạn.
Thế nên, đấy là việc chúng ta tiến hành trong sự thực tập Đạo Phật như thế nào: có một sự áp dụng năng lực của tuệ trí, sử dụng thông minh, và một sự thấu hiểu về bản chất của thực tại, cùng với phương tiện thiện xảo của việc phát sinh từ bi. Tôi nghĩ rằng trong đời sống hàng ngày của chúng ta và trong tất cả những loại hoạt động chuyên môn của chúng ta, chúng ta có thể sử dụng động cơ từ bi này.
Dĩ nhiên, trong lĩnh vực giáo dục, không nghi ngờ gì động cơ từ bi là quan trọng và thích đáng. Bất chấp chúng ta là người có tín ngưỡng hay không, từ bi cho đời sống sinh viên hay tương lai, không chỉ cho những cuộc kiểm tra, thi cử của chúng, mà hãy làm cho hành vi của chúng ta như một giáo viên [với từ bi] sẽ hiệu quả hơn. Với động cơ ấy, tôi nghĩ học trò của quý vị sẽ nhớ quý vị suốt cả cuộc đời.
Tương tự thế, trong lĩnh vực sức khỏe, có một thành ngữ Tây Tạng nói rằng hiệu quả của vấn đề chửa trị tùy thuộc trên trái tim nồng ấm của vị thầy thuốc như thế nào. Do bởi thành ngữ này, khi những việc chạy chửa từ một vị bác sĩ nào đấy không có hiệu quả, người ta phiền trách đặc tính của bác sĩ, suy đoán rằng có lẽ vị thầy thuốc ấy không phải là một người ân cần. Vị bác sĩ khốn khổ ấy đôi khi phải nhận một cái danh hiệu rất tệ! Vậy thì trên lĩnh vực y dược không nghi ngờ gì rằng động cơ từ bi là điều gì đấy rất thích đáng.
Tôi nghĩ điều này cũng là trường hợp của những luật sư và chính trị gia. Nếu những chính trị gia và luật sư có động cơ từ bi hơn thế thì sẽ ít có tai tiếng hơn. Và như một kết quả toàn bộ xã hội sẽ được hòa bình hơn. Tôi nghĩ hành vi chính trị sẽ trở nên hiệu quả hơn và được tôn trọng hơn.
Cuối cùng, trong quan điểm của tôi, điều tệ hại nhất là chiến tranh. Nhưng thậm chí chiến tranh với tình cảm nhân bản và với từ bi nhân ái sẽ ít tàn
phá hơn nhiều. Chiến tranh hoàn toàn cơ giới hóa mà không có cảm giác
nhân tính là tệ hại hơn.
Cũng thế, tôi nghĩ từ bi và một ý thức trách nhiệm cũng có thể đi vào lãnh vực
của khoa học và kỷ thuật. Dĩ nhiên, từ một quan điểm khoa học thuần túy,
những vũ khí kinh khiếp như bom hạt nhân là những thành tựu nổi bật.
Nhưng chúng ta có thể nói rằng đây là những thứ tiêu cực bởi vì chúng mang đến những khổ đau mênh mông cho thế giới. Do vậy, nếu chúng ta không đánh giá nổi đớn đau của nhân sinh, cảm giác của nhân loại, và lòng từ bi nhân ái, thì sẽ không có ranh giới giữa đúng và sai. Thế nên, từ bi nhân ái có thể xúc chạm mọi nơi.
Tôi thấy hơi khó khắn để áp dụng nguyên tắc từ bi này vào lãnh vực kinh
tế. Nhưng các kinh tế gia là những con người, và dĩ nhiên, ho cũng cần
tình cảm con người mà không có họ cũng sẽ khổ đau. Tuy nhiên, nếu quý vị
chỉ nghĩ đến lợi nhuận, bất chấp những hậu quả, thế thì những tay đầu nậu ma
túy không phải là sai, bởi vì, từ quan điểm kinh tế, họ cũng làm nên nên vô số
lợi nhuận.
Nhưng bởi vì điều này là rất tổn hại cho xã hội và cho cộng đồng, chúng ta gọi đó là sai và mệnh danh những người đó là tội phạm. Nếu đúng là như vậy, thế thì tôi nghĩ những tay buôn bán vũ khí cũng ở trong cùng đặc trưng ấy. Thương vụ vũ khí là tương đồng với hiểm họa và vô trách nhiệm.
Vì vậy, tôi nghĩ vì những lý do này, từ bi nhân ái, hay những gì đôi khi gọi là
"tình cảm loài người", là nhân tố then chốt cho tất cả giao dịch của
con người. Giống như chúng ta thấy rằng với lòng bàn tay tất cả năm ngón
tay đều trở nên hữu dụng, nếu những ngón tay không được nối kết với bàn tay
chúng sẽ vô dụng.
Tương tự như vậy, mỗi hành động của con người không có cảm giác nhân bản sẽ trở nên nguy hiểm. Với cảm giác nhân tình và sự đánh giá cao những giá trị nhân bản, tất cả những hành động của nhân loại sẽ trở nên xây dựng.
Ngay cả tôn giáo, đáng lý là tốt lành cho nhân loại, có thể trở thành kinh tởm nếu không có thái độ từ bi nhân ái căn bản. Bất hạnh thay, thậm chí bây giờ có những rắc rối hoàn toàn vì những tôn giáo khác nhau. Do vậy, từ bi nhân ái là điều gì đấy nền tảng. Nếu từ bi nhân bản ở đó thì tất cả những hành vi của nhân loại sẽ trở nên hữu ích hơn.
Nói một cách tổng quát, tôi có ấn tượng rằng trong giáo dục và một có lãnh vực
khác có một sự lãng quên nào đó đối với vấn đề động cơ nhân bản. Có lẽ,
vào thời xưa, tôn giáo đáng lý mang lấy trách nhiệm này, nhưng bây giờ trong
cộng đồng, một cách tổng quát tôn giáo dường như hơi lỗi thời một chút,
do vậy người ta đánh mất sự hấp dẫn trong tôn giáo và trong những giá trị sâu
xa của con người.
Tuy nhiên, tôi nghĩ những điều này nên là hai thứ riêng biệt. Nếu chúng ta tôn trọng hay thích thú trong tôn giáo, điều đó là tốt lành. Nhưng nếu chúng ta không còn hấp dẫn với tôn giáo, thì chúng ta không nên quên lãng tầm quan trọng của những giá trị nhân bản sâu sắc.
Có những tác động phụ đa dạng bên cạnh việc làm nổi bật cảm nhận từ bi của
chúng ta. Một trong những điều ấy là năng lực của từ bi càng lớn, khả
năng hồi phục của chúng ta càng nhanh trong khi đối diện với những thử thách
gay go và năng lực của chúng ta để chuyển hóa chúng thành những điều kiện tích
cực hơn.
Một hình thức của thực tập dường như khá hiệu quả được thấy
trong Hướng Dẫn Lối Sống Bồ Tát, một tác phẩm cổ điển của Đạo Phật. Trong
sự thực tập này, chúng ta quán tưởng bàn ngã cũ kỷ của chúng ta, hóa thân của
vị kỷ, tự cho mình là trung tâm, v.v..., và rồi quán tưởng một nhóm người đại
diện cho những tụ hội của các chúng sinh khác.
Rồi thì chúng ta áp dụng
quan điểm của người thứ ba như một người quán sát không thiên vị và
thực hiện một sự lương định so sánh giá trị, những quan tâm, và rồi đến tầm
quan trọng của hai nhóm này. Cũng cố gắng để phản chiếu trên những
khiếm khuyết hoàn toàn rõ ràng đến sự cát tường của những chúng sinh
khác,v.v..., và những gì bản ngã cũ kỷ ấy đã đạt được rồi như một kết quả của
việc hướng đến một lối sống như vậy.
Rồi thì quán chiếu trên những chúng sinh khác và để thấy tầm quan trọng của sự cát tường của họ là như thế nào, nhu cầu để phụng sự họ, v.v..., và để thấy những gì chúng ta như người thứ ba trung lập quán sát, sẽ kết luận những quan tâm và cát tường của ai là quan trọng hơn. Chúng ta sẽ bắt đầu cảm thấy có chiều hướng thiên về vô số những người khác.
Tôi cũng nghĩ rằng năng lực của thái độ vị tha đối với chúng sinh càng lớn,
chúng ta càng trở nên can đảm hơn. Chúng ta càng can đảm hơn, thì xu
hướng ngả lòng và mất hy vọng càng giảm đi. Do vậy, từ bi cũng là một cội
nguồn của sức mạnh nội tại. Với sức mạnh nội tại gia tăng thì có thể phát
triển một quyết tâm vững vàng và với quyết tâm thì sẽ có một cơ hội lớn cho
thành công, bất chấp chướng ngại là có thể là gì.
Trái lại, nếu chúng ta cảm thấy do dự, sợ hãi, và thiếu vắng tự tin, thế thì chúng ta thường gia tăng thái độ bi quan. Tôi cho rằng đó là hạt giống thật sự của thất bại. Với một thái độ bi quan chúng ta không thể hoàn thành ngay cả những việc mà chúng ta có thể dễ dàng đạt được. Trái lại, ngay cả nếu điều gì đấy khó khăn để đạt đến, nếu chúng ta có một quyết tâm không gì lay chuyển cuối cùng sẽ có khả năng để đạt được. Do vậy, ngay cả trong những ý nghĩa quy ước, từ bi là rất quan trọng cho một tương lai thành công.
Như tôi đã chỉ ra trước đây, tùy thuộc trên cấp độ tuệ trí, sẽ có những
trình độ từ bi khác nhau, chẳng hạn như từ bi được thúc đẩy bởi tuệ giác nội
quán chân thành vào trong cơ bản tự nhiên của thực tại, từ bi được thúc đẩy bởi
một sự đánh giá đúng bản chất vô thường của hiện hữu, và từ bi được thúc đẩy
bởi thức tỉnh về khổ đau của những chúng sinh khác.
Cấp độ tuệ trí của chúng ta, hay chiều sâu của tuệ giác nội quán vào trong bản chất của thực tại, quyết định trình độ của từ bi mà chúng ta sẽ trải nghiệm. Theo quan điểm Phật Giáo, từ bi với tuệ trí là rất quan yếu. Từ bi như một người rất trung thực và tuệ trí như một người rất tài ba - nếu chúng ta phối hợp cả hai lại, thế thì kết quả là điều gì đấy rất hiệu quả.
Tôi thấy bi mẫn, từ ái, và tha thứ như nền tảng chung cho tất cả những tôn giáo
khác nhau, bất chấp truyền thống hay triết lý. Mặc dù có những khác biệt
giữa những ý tưởng của các tôn giáo khác nhau, chẳng hạn như sự chấp nhận một
Đấng Tạo Hóa Toàn Năng, nhưng mỗi tôn giáo đều cùng truyền trao một thông
điệp: hãy là một người với trái tim nồng ấm. Tất mọi tôn giáo đều
nhấn mạnh tầm quan trọng của từ bi và tha thứ.
Vào thời cổ xưa, khi những
tôn giáo khác nhau cư trú trong những vùng khác nhau và ít có sự giao tiếp hơn
với nhau, nên không có nhu cầu cho đa nguyên trong những truyền thống tôn giáo
khác nhau. Nhưng ngày nay, thế giới đã trở nên nhỏ bé hơn nhiều, vì thế
giáo tiếp giữa những tôn giáo khác nhau đã trở nên rất mạnh mẽ.
Dưới
những hoàn cảnh như vậy, tôi nghĩ đa nguyên trong những niềm tin tôn giáo là
rất cần yếu. Một khi chúng ta thấy giá trị nhân bản qua nhiều thế kỷ của
những tôn giáo khác nhau này một cách không thành kiến, nghiên cứu một cách
khách quan thế thì sẽ có nhiều lý do để chấp nhận hay để tôn trọng tất cả những
tôn giáo khác nhau.
Cuối cùng, trong nhân loại có rất nhiều khuynh hướng tinh thần khác nhau, nên đơn giản rằng một tôn giáo, bất kể là nó thậm thâm như thế nào cũng không thể thỏa mãn tất cả những con người đa dạng như thế.
Thí dụ, bây giờ, thay vì một sự phân chia những truyền thống tôn giáo như thế,
đại đa số vẫn tiếp tục không bị hấp dẫn bởi tôn giáo. Trong đời sống của
năm tỉ người, tôi tin chỉ có khoảng một tỉ người là những người tin tưởng tôn
giáo thật sự.
Trong khi nhiều người nói, "Gia đình tôi vốn là Ki Tô
Giáo, Hồi Giáo hay Phật Giáo, nên tôi là Ki Tô Hữu, theo Hồi Giáo hay là Phật
tử," những người tín ngưỡng thật sự, trong đời sống hằng ngày của họ và
đặc biệt khi một trường hợp khó khăn nào đó sinh khởi, nhận ra rằng họ là những
thành viên của một tôn giáo đặc thù nào đấy.
Thí dụ, tôi muốn đề cập đến
những ai nói rằng, "tôi là Ki Tô hữu", và trong thời gian ấy nhớ đến
Thượng Đế, cầu nguyện Thượng Đế, và không để hiện ra những cảm xúc tiêu
cực. Đối với những người tín ngưỡng chân thật, tôi nghĩ có lẽ có ít hơn
một tỉ người. Còn lại nhân loại, ít hơn bốn tỉ người, vẫn là ở trong
những người không tín ngưỡng thật nghĩa. Vì vậy một tôn giáo rõ ràng
không thể thỏa mãn toàn thể nhân loại.
Dưới những hoàn cảnh như vậy, một sự đa nguyên tôn giáo thật sự cần thiết và hữu ích, và do thế, điều duy nhất có thể cảm nhận được là tất cả các tôn giáo khác nhau phối hợp hành động và sống hòa hiệp với nhau, giúp đở lẫn nhau. Đã có những phát triển tích cực gần đây và tôi đã chú ý rằng những mối quan hệ gần gũi đang hình thành giữa những tôn giáo khác nhau.
Vì vậy, có quán chiếu trên những khiếm khuyết về một cung cách vị kỷ của tư
tưởng và đời sống, và cũng đã phản chiếu trên những hậu quả tích cực của việc
tỉnh thức về sự cát tường của những chúng sinh khác cùng hành động cho lợi ích
của họ, cũng như tin chắc với điều này, thế thì trong thiền quán Đạo Phật có
một loại rèn luyện đặc biệt được biết như "sự thực tập Cho và
Nhận".
Điều này đặc biệt được thiết lập để làm nổi bật năng lực từ
ái và bi mẫn của chúng ta đối với những chúng sinh khác. Một cách căn bản
nó liên hệ đến sự quán tưởng việc tự lãnh lấy tất cả những trải nghiệm khổ sở,
đớn đau, tiêu cực, và không ai muốn của những chúng sinh khác.
Chúng ta
quán tưởng lãnh lấy những điều này về cho chính mình và ban cho hay chia sẻ với
những người khác các phẩm chất tích cực của chính mình, chẳng hạn như những thể
trạng đạo đức của tâm, năng lượng tích cực của chúng ta, sự giàu sang của chúng
ta, niềm hạnh phúc của chúng ta, v.v...
Một hình thức rèn luyện như vậy, mặc dù không thể kết quả thật sự trong việc giảm thiểu khổ của những người khác hay sản sinh ra những phẩm chất tốt đẹp của chính mình, nhưng một cách tâm lý sẽ mang đến một sự chuyển hóa trong tâm chúng ta vô cùng hiệu quả mà cảm nhận về từ ái và bi mẫn của chúng ta sẽ được nổi bật hơn.
Cố gắng để áp dụng sự thực tập này trong đời sống hằng ngày của chúng ta là vô cùng mạnh mẽ và có thể là một sự ảnh hưởng rất hiệu quả đến tâm thức chúng ta và trong sức khỏe của chúng ta. Nếu quý vị cảm thấy rằng nó dường như thấm thía để thực hành, thế thì bất chấp quý vị là một người có tín ngưỡng hay không, quý vị nên cố gắn để đẩy mạnh những phẩm chất tốt đẹp căn bản của loài người.
Một điều quý vị nên nhớ là những sự chuyển hóa tinh thần này cần thời gian và
không dễ dàng. Tôi nghĩ một số người ở phương Tây, nơi kỷ thuật quá tân
tiến, nghĩ rằng mọi thứ là tự động. Quý vị không nên tiên đoán sự chuyển
hóa tâm linh này sẽ xảy ra trong một thời gian ngắn; điều đó không thể.
Hãy giữ nó trong tâm tư quý vị và thực hiện một nổ lực liên tục, rồi sau một năm, năm năm, mười năm, mười lăm năm, cuối cùng quý vị sẽ thấy một số thay đổi. Tôi đôi khi vẫn thấy rất khó khăn để thực tập những điều này. Tuy thế, tôi thật sự tin rằng những thực tập này cực kỳ hữu dụng.
Đoạn trích dẫn yêu thích của tôi từ tác phẩm của Đại sư Tịch Thiên là:
"Cho đến khi chúng sinh còn tồn tại,
Cho đến khi không gian còn hiện hữu
Tôi nguyện sẽ vẫn hiện diện nhằm để phụng sự
Nhằm đề thực hiện một sự cống hiến nho nhỏ nào đấy
Để làm lợi ích cho những người khác."
Nguồn tin: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự