Điều này có thể được giải thích trong nhiều cách. Nó
ôm ấp chúng ta khỏi khổ đau và ôm ấp tất cả những nguồn cội của an lạc. An lạc
có thể hoặc là thân thể hay tinh thần. Cũng có hai loại khổ đau: thân thể
và tinh thần. Nhiều người trong chúng ta, mặc dù chúng ta mong ước
đạt đến an lạc, nhưng chúng ta mê mờ về những phương pháp để đạt đến điều
này. Những phương pháp mà chúng ta sử dụng đưa chúng ta đến khổ đau.
Một số người trộm cắp và giết chóc để nuôi sống họ. Họ nghĩ điều này sẽ mang hạnh
phúc đến cho họ. Thật sự thì không như thế. Có nhiều người khác cố gắng để
đạt đến hạnh phúc bằng việc làm một người buôn bán, làm ruộng rẫy, và v.v…,
trong khuôn khổ của luật pháp quốc gia. Nhiều người trở nên rất giàu có
và nổi tiếng qua những phương pháp như thế. Loại hạnh phúc này là không
là điều gì đấy sẽ còn mãi; nó không là niềm an lạc căn bản. Không kể là hạnh
phúc hay tài sản vật chất mà chúng ta có nhiều như thế nào, chúng ta sẽ không
bao giờ hài lòng rằng chúng ta có đủ. Ngay cả chúng ta sở hữu toàn bộ một
quốc gia, nhưng chúng ta vẫn muốn thêm nữa.
Hành động mà chúng ta làm để đạt được hạnh phúc không bao giờ chấm dứt.
Chúng ta cố gắng rão quanh bằng những phương tiện nhanh nhất mà chúng ta có, xe
cộ, v.v… loại theo đuổi này không bao giờ chấm dứt. Đó là tại sao mà người
ta nói vòng luân hồi tồn tại bất tận, nó chỉ đi vòng qua vòng lại. Tất cả
chúng ta có thể thông hiểu điều này: những sự theo đuổi trần gian là
không bao giờ chấm dứt.
Một bông hoa tươi đẹp khi mới, héo tàn khi cũ. Bất chấp những gì chúng ta
đạt được trong cuộc đời này, nó sẽ đi đến chấm dứt. Nó sẽ đi đến sự chấm
hết khi thời gian trôi đi và trôi mãi, đến cuối cuộc đời của chúng ta là lúc mà
chúng ta có sự khổ đau tột cùng. Thí dụ, xe hơi. Quý vị đi ngang qua
một bãi xe cũ, nơi mà những chiếc xe cũ bị bỏ đi. Đây là sự chấm dứt sau
cùng, trong tình trạng nơi mà mọi thứ bị biến thành rác.
Ngay cả khi chiếc
xe còn sử dụng tốt, chúng ta đã lo lắng về điều này. Chúng ta lo lắng rằng
những bộ phận của nó bị hư hao, thuế vụ và bảo hiểm phải trả định kỳ v.v
và v.v… Chúng ta có thể mở rộng thí dụ này đến tất cả những sở hữu vật chất.
Càng có nhiều về những thứ ấy, chúng ta càng lo lắng về chúng.
Phật Pháp dạy chúng ta phương pháp để đem đến niềm an lạc tinh thần. Để đạt
đến một loại hạnh phúc tâm linh nào đấy, chúng ta không cần phải hành động với
thân thể vật lý: chúng ta cần hành động với tâm thức chúng ta.
Tuy thế,
tâm thức có một dòng suối tương tục dài lâu, thậm chí trong những kiếp sống
tương lai, và từ những đời sống trong quá khứ. Mỗi kiếp sống, chúng ta có
một thân thể và chúng ta cố gắng để tiếp nhận hạnh phúc cho thân thể ấy, nhưng
vào lúc chết tâm thức bỏ đi. Vì thế hạnh phúc chúng ta cần mong ước cho
nó không chỉ là niềm hạnh phúc rộng lớn, vững vàng, mà cũng phải kéo dài cho đến
tất cả những đời sống tương lai và nó không bị gián đoạn trong sự tương tục của
nó.
Không kể loại hành động nào mà chúng ta thực hiện, tích cực xây dựng hay không
đi nữa, đó không phải là Phật Pháp, nhưng những hành vi tích cực mà nó hoàn
thành vì lợi ích cho những đời sống tương lai,thì đó là Phật Pháp.
Hạnh phúc hay bất hạnh đến từ những hành vi của chúng ta. Liên hệ đến những
hành vi nghiệp nhân này, hành vi tiêu cực mang đến kết quả khổ đau và hành vi
tích cực đem đến kết quả hạnh phúc. Bất cứ điều gì chúng ta có thể làm tốt
trong kiếp sống này, gieo trồng trên những lĩnh vực, những dự án, và v.v…, điều
này là kết quả của những hành vi tích cực mà chúng ta đã làm trong những kiếp sống
trước. Nếu chúng ta bệnh hoạn, hay nếu chúng ta không vui hay có những đời
sống ngắn ngủi, đây là kết quả của những hành vi tiêu cực mà chúng ta đã làm
trong quá khứ.
Thí dụ, có hai người buôn bán, một thành công và một không thành công.
Đây là qua nghiệp báo của kiếp trước. Chúng ta có thể thấy hai thương
gia, một làm rất hăng say cực nhọc và không thành công trong khi người kia
không làm việc năng nổ nhưng rất thành công. Một thí dụ khác, nếu
quý vị giết hại chúng sinh, quý vị sẽ có một đời sống yểu mạng và bệnh hoạn. Quý
vị có thể hỏi Geshe-la [1]của quý vị ở đây về tất cả những điều này.
Nếu quý vị hạn chế mình khỏi vi phạm những hành vi tiêu cực này, quý vị sẽ
không bị sinh vào những cảnh giới thấp, nhưng như một con người hay trong cảnh
giới chư thiên. Nhưng ngay cả nếu quý vị sinh ra như một con người hay một
vị thiên thần, điều này cũng không mang đến niềm hạnh phúc thiết yếu – vì tất cả
đều ở trong bản chất tự nhiên của khổ đau.
Tại sao điều này là như thế?
Nếu quý vị đạt đến một vị thế cao, quý vị rơi xuống một chỗ thấp; nếu quý vị ở
trong vị trí thấp, quý vị vươn lên một vị trí cao hơn. Vì điều này, nên sẽ
có một sự đối diện vô cùng với đau khổ. Thí dụ, nếu quý vị đói, quý vị ăn
vào; nhưng nếu quý vị ăn quá nhiều, rồi thì quý vị bị bệnh. Nếu quý vị lạnh,
quý vị mở máy sưởi và rồi thì quá nóng; quý vị phải hạ nhiệt độ xuống. Có
tất cả mọi loại khổ đau như vậy.
Samara, luân hồi (sự hiện hữu tái diễn không thể kiểm soát) bao hàm những loại
khổ đau này. Nó là kết quả của nghiệp báo và những loại cảm xúc và thái độ
phiền não khác nhau. Chúng ta cần phát triển tuệ trí tỉnh thức về tính
không hay vô phân biệt.
Chúng ta có thể thấy, những thí dụ về những ai tiếp cận sự chấm dứt vòng luân hồi
sinh tử của họ, mười sáu vị a la hán và những tôn giả khác những người đạt được
thể trạng này. Mặc dù chúng ta có thể đặt để sự chấm dứt vòng tồn tại
luân hồi của chính chúng ta, nhưng chỉ làm điều này thì không đủ (tự lợi), bởi
vì không ai tử tế đối với chúng ta hơn tất cả vô lượng chúng sinh. Thực
phẩm hằng ngày đến từ những con vật dễ thương.
Nếu chúng ta thụ hưởng thịt,
điều này đến từ những con vật bị giết trong khi vẫn còn khỏe mạnh. Vào
mùa đông, chúng ta mặc áo ấm và len sợi, là những thứ đến từ những con vật. Chúng
thật là tốt lành đã cung cấp những điều này cho chúng ta. Chúng ta cần phải
đền trả những sự tử tế của tất cả chúng sinh bằng việc đạt đến thể trạng Phật
quả cho chính mình – rồi thì chúng ta có thể hoàn thành những khuynh hướng hổ
trợ tất cả chúng sinh vô lượng.
Bích chi Phật và A la hán không thể hoàn thành tất cả những mục tiêu [vì các
ngài] như những chúng sinh hạn chế. Chỉ duy nhất một bậc có thể làm điều ấy,
đấy là một vị Phật, và vì điều này là những gì chúng ta phải hành động nhằm để
giúp đở họ một cách thật sự. Chúng ta cần phải trở thành những vị Phật
cho chính chúng ta.
Làm thế nào chúng ta có thể làm điều này? Bằng việc theo đuổi Phật
Pháp. Ở Ấn Độ, có những bậc đại thành tựu cao thượng (mahasiddhas) chúng
ta có những câu chuyện về cuộc đời của mười tám vị ấy, nhưng thật sự có vô số
các vị như thế. Các ngài đạt đến giác ngộ ngay trong đời sống của các
ngài. Ở Tây Tạng, có thí dụ về Milarepa, và nhiều vị đại đạo sư khác từ
các trường phái Kagyu, Nyingma, Sakya, và Gelugpa.
Một khi chúng ta đạt đến thể trạng của một vị Phật, những nổ lực [cố gắng] về
[việc thực hành] Giáo Pháp đi đến chỗ chấm dứt [vì đã đến chỗ vô công dụng hạnh].
Những hành vi chúng ta thực hiện trong Giáo Pháp rất khó khăn vào lúc đầu,
nhưng nó sẽ dễ dàng hơn và dễ dàng hơn, và chúng ta trở nên hạnh phúc hơn
và an lạc hơn khi chúng ta tiến bộ. Chúng ta hoàn thành hiện thực Giáo
Pháp trong một thể trạng hoàn toàn an lạc (một khi đã thực chứng). Việc
làm trần tục đưa khổ đau hơn đến cho chúng ta.
Thí dụ, khi người ta chết, đời sống của họ tiếp cận chỗ cuối cùng hay điểm tột
cùng trong sự chết chỉ làm cho buồn rầu và đau khổ, không chỉ riêng cho chính họ,
mà cũng đến những ai họ bỏ lại, thí dụ trong đám tang của họ. Chúng ta cần
nghĩ về điều này và thực hiện một loại pháp hành nào đấy. Tiếp cận giây
phút lâm chung, phút cuối của cuộc đời trong Phật Pháp với sự đạt đến giác ngộ
chỉ đem đến an lạc, không chỉ cho chúng ta mà cũng cho những người khác.
Chúng ta cần hạn chế mình khỏi những việc làm mười điều bất thiện. Nếu chúng ta làm những hành vi tích cực, chúng ta trãi nghiệm hạnh phúc, nếu chúng ta làm việc tiêu cực, chúng ta trãi qua đau buồn. Chúng ta cần thẩm tra kết quả của những hành động của chúng ta và chúng ta cần thẩm tra tâm thức của chính chúng ta như nguyên nhân của những hành của chúng ta. Khi chúng ta thẩm tra, chúng ta thấy chúng ta có ba loại cảm xúc và thái độ độc hại: tham luyến, sân hận, và tâm thức vô minh đóng kín (ngu muội).
Từ những điều này, chúng ta có tám mươi bốn nghìn loại xúc cảm và thái độ phiền
não. Tám mươi bốn nghìn vọng tưởng này là những kẻ thù chính yếu của
chúng ta, vì thế nhìn vào bên trong, chứ không phải chung quanh chúng ta, [để
thấy] những kẻ thù của chúng ta. Trong tám mươi bốn nghìn thứ này, những
thứ chính là ba loại thuốc độc ấy, và thứ độc hại nhất là tâm vô minh đóng kín
hay ngu muội, ngay trong dòng suối tâm của chính chúng ta.
Tóm lại, chúng ta cần nhìn vào bên trong chính chúng ta và cố gắng diệt tận những
kẻ thù nội tại này. Đó là tại sao những thành viên của Phật Pháp được gọi
là “người trong cuộc” (insider), bởi vì họ luôn luôn nhìn vào bên trong [ và vì
ngoại đạo còn có nghĩa là những người theo đuổi những pháp ngoải tâm]. Nếu
chúng ta chấm dứt những cảm xúc và thái độ phiền não này trong dòng tương tục
tinh thần của tâm thức,thì sau đó chúng ta sẽ chấm dứt tất cả những khổ
đau của chúng ta. Một người hành động để làm điều này được biết như một
thành viên của Phật Pháp [hay một Phật tử đúng nghĩa thật sự].
Hành vi Phật Pháp của người nào đó thực hiện để loại trừ những cảm xúc và thái
độ phiền não chỉ bên trong của riêng người ấy là hành vi Phật Pháp của cổ
xe nhỏ hay tiểu thừa. Nếu chúng ta hành động để loại trừ vọng tưởng của
chúng ta chỉ để xa lìa khổ đau của chính chúng ta, nhưng thấy người khác là
quan trọng hơn và cố gắng để vượt thắng vọng tưởng của chúng ta vì thế chúng ta
cũng có thể giúp họ tiêu trừ những xúc cảm và thái độ phiền não trong tâm thức
họ, thế thì sau đó chúng ta là những hành giả Đại Thừa. Trên sự
hành hoạt căn bản của thân thể này, chúng ta cần cố gắng để trở thành những
hành giả Đại Thừa, và kết quả là chúng ta có thể đạt đến thể trạng giác ngộ của
một vị Phật.
Điềm chính là luôn luôn cố gắng để làm lợi ích cho mọi người và không bao giờ
làm tổn hại đến bất cứ người nào. “Án Ma Ni Bát Di Hông” (OM MANI PADME
HUM), quý vị cần suy nghĩ, “Nguyện cho năng lực tích cực làm cho lợi ích này đến
tất cả chúng sinh .”
Thân thể này chúng ta có như một căn bản hoạt động của chúng ta là rất khó khăn
để đạt được: được sinh làm thân người là không dễ dàng để có được (nhân
thân nan đắc). Thí dụ, hãy nhìn vào địa cầu. Phần lớn là đại dương,
và hãy nghĩ có bao nhiêu con cá có trong những đại dương này. Số lượng lớn
nhất của sự sống là thú vật và côn trùng. Nếu chúng ta nghĩ về toàn thể
hành tinh và con số của thú vật và côn trùng có, chúng ta sẽ thấy sự hiếm hoi để
được sinh ra như một con người.
Trong Phật Pháp, thân chứng và tuệ giác nội quán đến một cách rất chậm chạp.
Không chỉ trong một vài ngày, vài tuần, hay vài tháng. Chỉ một số thậm
chí rất ít con người thật sự nghĩ về Phật Pháp, chỉ riêng quán chiếu để thân chứng.
Chúng ta cần hành động một cách liên tục trong một thời gian dài. Quý vị
có một vị tiến sĩ Phật học phẩm hạnh ở đây, người có thể trả lời tất cả những
câu hỏi của quý vị. Về đường dài, Phật Pháp tiếp tục sẽ lớn mạnh và truyền
bá phổ biến rộng rãi. Nó đang phát triền và rất sống động. Khi Đức
Phật lần đầu tiên giảng dạy, Ngài chỉ có năm đệ tử. Phật Pháp đã được
truyền bá từ những vị này, và bây giờ được hiện diện đến một sự mở rộng vô cùng
như thế trên thế giới.
Quý vị bây giờ có cùng phẩm chất của Đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni, Đức Đạt
Lai Lạt Ma, người sẽ đến đây trong tháng Mười. Bất cứ điều gì Đức Đạt Lai
Lạt Ma ban cho quý vị, hãy đem vào trái tim và thực tập chúng một cách chân
thành. Căn bản của giáo huấn là không bao giờ tổn hại bất cứ một tạo vật
nào và không làm tổn thương tư tưởng – hay cố gắng để làm lợi ích với
chúng. Đây là điểm chính. Nếu quý vị hành động như thế này, nó sẽ
mang đến những lợi lạc vô cùng trong tương lai.
[1] Geshe học vị tương đương tiến sĩ Phật học.
Geshe-la, tiếp vĩ ngữ "La" đặt sau tên gọi hay danh hiệu Geshe là để
bày tỏ lòng quý trọng.
Tác giả: Tsenzhab Serkong Rinpoche I,
Anh dịch: Alexander Berzin
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển, 13/08/2010
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự