Tính toán là nguyên nhân của bất hạnh
Người thông minh chân chính khác với người quá thông minh ở chỗ họ không biến trí thông minh trở thành công cụ để "giành lợi ích cho mình một cách ích kỷ".
Người thông minh chân chính thường không để cho người khác biết họ thông minh. Người thông minh thực sự bên ngoài sẽ làm ra vẻ hồ đồ, nhưng bên trong lại thấu tỏ mọi chuyện.
Thực tế đã chứng minh rằng, người càng so đo tính toán lại càng ít có cảm giác thỏa mãn, hạnh phúc.
Chuyên gia tâm lý người Mỹ là William James từng tổng kết và đưa ra đánh giá, người hay so đo, tính toán kỳ thực là những người rất bất hạnh, mắc nhiều bệnh tật, thậm chí còn không may yểu mệnh.
Dựa trên kinh nghiệm hàng chục năm nghiên cứu của mình, vị chuyên gia tâm lý này khẳng định có tới 90% số người hay tính toán, so đo bị mắc các bệnh về tâm lý. Nỗi đau tinh thần mà họ phải chịu có sức tổn thương lớn và thời gian giày vò kéo dài hơn người khác rất nhiều.
Biểu hiện của người hay tính toán, so đo
1. Hay so đo từ những việc nhỏ nhất
Bất luận họ sở hữu vẻ mặt thản nhiên thế nào, nhưng nội tâm của những người tính toán chẳng mấy khi được bình lặng như vậy. Sự toan tính sẽ khiến thâm tâm họ mất bình tĩnh, làm cho tâm can dậy sóng, dẫn tới nhiều mâu thuẫn và đấu tranh nội tâm.
Người thường tính toán sẽ hay so đo trong mọi việc và có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn lo âu. Những cảm xúc lo lắng, những tính toán, so đo, uất ức… không hề mang lại hạnh phúc mà còn khiến họ chịu nhiều đau khổ.
2. Ít khi cảm thấy thỏa mãn
Người hay tính toán chẳng mấy khi hài lòng với những gì mình đạt được. Họ thường xuyên cảm thấy ghen tức, đố kỵ với những người xung quanh.
Vì vậy, thái độ hay phản đối, công kích dường như luôn thường trực ở những người này. Đây cũng là lý do khiến họ hay gặp rắc rối trong các mối quan hệ xã hội và có nhiều thù địch.
3. Khao khát đạt được nhiều thứ luôn thường trực
Người hay tính toán rất khó để có thể sống một cuộc sống ung dung, tự tại. Thậm chí sự toan tính còn mang đến cho họ nhiều mối họa, nhiều sự phiền toái.
Người quá tính toán thường coi trọng vẻ bề ngoài, nhưng lại luôn khoác lên mình một vẻ mặt u ám.
Bởi họ luôn "bật chế độ" tìm kiếm sai lầm, phát hiện khuyết điểm, lo toan nhiều thứ, đề phòng mọi chuyện, nên không chỉ gương mặt mà tới nội tâm cũng luôn bị bao phủ bởi một màu ảm đạm.
4. Luôn nhìn đời bằng ánh mắt hoài nghi
Tự đặt bản thân vào vị trí đối lập, chống lại cả thế giới là điều hết sức bất hạnh, mà những người thường so đo, tính toán lại thường xuyên phải chịu đựng sự bất hạnh ấy.
Người hay toan tính từ trong cốt tủy còn ẩn chứa sự tham lam. Khi đứng trước một vấn đề, dù cho có nhiều biện pháp xử lý tốt, nhưng họ vẫn không ngừng suy nghĩ và hoài nghi. Nhân sinh quan của những người ấy cũng vì vậy mà trở nên nặng nề.
Mỗi người đều hy vọng bản thân có thể trở nên thông minh hơn, thậm chí càng thông minh càng tốt. Nhưng kỳ thực, thông minh cũng có rất nhiều kiểu, mà thông minh chân chính lại khác với khôn vặt.
Người thông minh chân chính sẽ luôn khiến người khác nghĩ họ không thông minh. Người thông minh thực sự bề ngoài thì tỏ vẻ hồ đồ, nhưng nội tâm lại nhìn thấu mọi việc hơn ai hết.
Nếu đã may mắn sở hữu trí thông minh hơn người, vậy hãy dùng trí óc tuyệt vời ấy để khiến cho cuộc sống của bản thân càng thêm hạnh phúc, tự tại, chớ nên vì so đo, tính toán mà khiến nhân sinh càng thêm u sầu.
Nguồn tin: Trí thức trẻ
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự