Tại sao lại xảy ra cãi vã?
Người thông minh thực sự không bao giờ cãi nhau. Bởi thực ra, mọi chuyện cãi vã đều bắt nguồn từ vấn đề giao tiếp.
Giao tiếp giữa người và người, đó là một quá trình biên tập và giải mã tín hiệu thông tin. Vì hai bên có lập trường, hoàn cảnh, kinh nghiệm, văn hóa… khác nhau nên quá trình giải mã tín hiệu thông tin nói trên khó có thể tránh khỏi việc "đọc sai".
Kết quả của việc "đọc sai" này là sẽ dẫn đến việc hiểu sai, việc xử lý những thông tin tiếp theo vì thế càng lúc càng trở nên rối rắm, mắc sai phạm.
Trong tiềm thức, chúng ta thường có tâm lý đề phòng người khác đánh giá thấp hoặc phủ nhận mình. Dù là ai thì mỗi người cũng đều kỳ vọng người ngoài thừa nhận mình, đó cũng là nguồn động lực để chúng ta tích cực và nỗ lực.
Khi giữa chúng ta xảy ra cãi vã, để nhanh chóng "hạ bệ" đối phương, chúng ta sẽ công kích đối phương trên phương diện đạo đức.
Và khi đó, vấn đề không còn là "hai bên, ai đúng, ai sai" nữa mà đã nâng cấp thành một "trận chiến công kích về nhân cách" và "trận chiến bảo vệ nhân cách".
Vì thế, khi cãi nhau đến một mức độ nhất định, chúng ta không còn cãi nhau để phân rõ ai đúng ai sai nữa mà đơn giản chỉ để thắng, để hả hê.
Hay nói cách khác, chúng ta bị chính cảm xúc của mình "dắt mũi". Và vì thế, cãi vã trở thành quá trình chúng ta đấu tranh với cảm xúc của bản thân. Hay nói cách khác, kẻ thù thực sự khi chúng ta cãi nhau không phải là đối thủ đối diện mà chính là cảm xúc của chúng ta.
Thứ cảm xúc ẩn nấp trong cơ thể mới là kẻ thù lớn nhất trong mỗi con người. Đáng sợ nhất là: Con người một khi bị cảm xúc chi phối, phần ma quỷ trong tâm sẽ tranh thủ cơ hội này lộ diện.
Đây cũng chính là nguồn cơn của nhiều hành vi kích động. Và sự kích động nhất thời sẽ gây ra hàng loạt những việc đáng hối hận cả đời. Nếu là người thực sự thông minh, họ sẽ không đưa mình vào tình huống này.
Vì thế cho nên, khi chúng ta bị giận dữ, kích động, tuyệt đối không nên vội vã "phản công", hãy kiềm chế bằng cách đếm từ 1 đến 10, sau đó tiếp tục giao lưu, nói chuyện.
Trên thế giới không có một cuộc tranh cãi nào có phần thắng
Cãi nhau, thứ mà tất cả những người trong nhận được đều là sự thua cuộc, không có người thắng mà chỉ có ai thua thảm hơn ai mà thôi.
Bản chất của cãi nhau chính là dùng sai lầm của người khác để trừng phạt bản thân. Vậy thì hà cớ gì phải khổ sở mà cãi nhau?
Hãy nhớ rằng: Tuyệt đối đừng bao giờ tùy tiện mở miệng làm tổn thương người khác. Lúc tranh cãi, hãy bàn đúng việc cần bàn, nói đúng việc cần nói, đừng đặt mình ngang với đối phương và dễ dàng để bản thân rơi vào trạng thái mất kiểm soát.
Mỗi một người khiến bạn đau khổ nhất định sẽ khiến bạn trưởng thành hơn. Mỗi lần trải qua đau khổ, nội tâm bạn sẽ mạnh mẽ hơn. Những yếu tố đó, ở một mức độ nhất định, sẽ tốt cho bạn.
Đạo lý này, có lẽ mỗi người trong chúng ta đều có thể hiểu.
Có một đoạn phân tích rất sâu sắc như thế này:
Hai người đang giận dữ, khoảng cách giữa hai trái tim ở rất xa nhau. Để thu hẹp khoảng cách đó, khiến đối phương nghe được mình mà họ phải hét lên thật to.
Nhưng, càng hét to, người ta lại càng giận dữ, càng giận dữ, khoảng cách giữa hai người lại càng xa, càng xa lại càng hét to hơn…
Trong khi đó, hai người yêu nhau, tình huống hoàn toàn trái ngược. Không những không hét lên mà lời nói giữa họ hết sức nhỏ nhẹ, dịu dàng. Bởi vì khi đó trái tim họ đang ở rất gần nhau, hầu như không có khoảng cách.
Có những người ở gần cạnh nhau mà xa cách tựa chân trời, có những người xa tận chân trời lại gần ngay trước mắt, tất cả quyết định bởi khoảng cách của trái tim.
Vì thế, nếu bạn gặp một người không muốn cãi nhau với bạn, hãy bình tĩnh. Không phải họ không biết cãi nhau mà họ không muốn đặt mình vào trạng thái của một người nóng nảy.
Và có một cách để chúng ta đoạn tuyệt với cãi nhau, đó là học cách bao dung, đặt mình vào vị trí của người khác để đánh giá, xem xét vấn đề.
Nguồn tin: Trí thức trẻ
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự