Suy cho cùng, cuộc đời mỗi người chỉ đong đầy trong khoảng mấy mươi năm mà thôi. Năm 20 tuổi, chúng ta có sức khỏe nhưng lại không có tiền và thiếu kinh nghiệm để đạt được những thứ mình mơ ước. Đến già 40 - 50 tuổi, gần như có mọi thứ trong tay, cuộc sống viên mãn thì thời gian chẳng còn lại bao nhiêu để hưởng thụ thành quả. Nếu ai không gặp may mắn như bị bệnh tật, tai nạn… thì cuộc sống sung sướng, an nhàn còn bị chấm dứt nhanh chóng hơn. Thậm chí, nhiều người chưa kịp nhìn thấy tuổi trẻ của mình.
Có người lấy tiền, nhà lầu, xe hơi, vàng bạc đầy nhà làm thước đo thành công. Có người phấn đấu cả đời, kèn cựa người này, chơi xấu người kia để ngồi lên chiếc ghế danh vọng làm “ông này bà nọ”. Nhưng cũng có người cả đời chỉ muốn sống bình yêu bên người mình yêu thương và họ được tận hưởng cuộc sống an nhàn từ rất sớm. Quan điểm của họ là: Chết không mang tiền theo được, vì vậy làm bao nhiêu cứ tiêu bấy nhiêu, tiền sẽ tự về. Nhưng thật buồn, thời đại này lại rất hiếm người biết “tự hưởng thụ” như vậy.
Thực tế là, nhà cao đến đâu, đất đai rộng đến đâu, giàu có đến bao nhiêu thì khi sống chúng ta cũng chỉ cần một chỗ để ngủ và chết đi thì cần một chỗ đặt quan tài.
Thực tế là, nhà cao đến đâu, đất đai rộng đến đâu, giàu có đến bao nhiêu thì khi sống chúng ta cũng chỉ cần một chỗ để ngủ và chết đi thì cần một chỗ đặt quan tài. Chúng ta có đủ tiền mua những bữa sơn hào hải vị sang trọng thì mỗi bữa cũng chỉ ăn được từng ấy. Còn khi chết đi, người sống có thết đãi bao nhiêu của ngon vật là thì cũng ta cũng đâu có cách gì "ăn" nổi.
“Tất cả lúa, đậu, tài sản, vàng bạc châu báu, tiền của, mọi vật sở hửu đều để lại hết khi người chủ của các thứ ấy chết đi. Người đó không mang theo được bất cứ thứ gì dù lúc còn sống người ấy ôm giữ từng giờ từng phút. Chỉ có cái đi theo người ấy lúc chết, đó là Thân, Khẩu, Ý và những gì người ấy đã làm lúc sống. Tất cả những thứ ấy đi theo để tạo Nghiệp báo cho đời sau mà thôi. Biết được vậy thì khi sống ta phải tạo việc lành, phải biết bố thí giúp người...” (Tương Ưng Bộ Kinh). Đối với Phật giáo thì khi chết mỗi người đều có mang theo “cái” mà không ai thấy hay biết “cái” mang theo đó là “Cái Nghiệp” của chính họ.
Chúng ta có rất nhiều cách làm, nhiều cách hành động và suy nghĩ tốt lành nhưng vì quá bận rộn với cuộc sống đầy bon chen, đầy tham lam, đố kỵ mà ta không thực hiện được. Vậy thì tại sao không tận hưởng một cách triệt để nhất mỗi tích tắc được sống trên đời? Tại sao không làm cho quãng thời gian ngắn ngủi ấy trở nên ý nghĩa, trọn vẹn nhất?
Từ lúc này, mỗi chúng ta hãy chọn cho mình một cách tận hưởng thời gian hiệu quả nhất, đơn giản thôi, đừng quá nặng nề với những yêu cầu xa vời, chúng chỉ khiến cuộc sống của chúng ta thêm mỏi mệt.
Và cũng bởi cuộc đời rất ngắn, nên hãy dành cho những người xung quanh ta sự trân trọng, yêu quý hết sức có thể, đừng tranh chấp, cũng đừng giận dữ, hãy lựa lời, cùng thấu hiểu và thông cảm cho nhau. Thời gian của mỗi người trên đời càng đi càng ngắn lại, dù là thân thiết gắn bó đến đâu, cuối cùng cũng vẫn phải chia ly.