Đối với sự quay vòng của tiền tài, mọi người thường dùng tiền lưu thông để hình dung:
Tiền tài để trong ngân hàng có thể sẽ bị đóng băng, hoặc co ngót lại do một biến cố lớn.
Giá trị thị trường của cổ phiếu có thể bốc hơi trong chớp mắt.
Là người làm ăn, đương nhiên sẽ hy vọng tài lộc cuồn cuộn chảy về. Xem ra như vậy thì thuộc tướng của tài lộc giống như nước, có rất nhiều đặc trưng giống với nước.
Trong “Sử ký” Tư Mã Thiên có viết: “Đắt cực đỉnh sẽ chuyển thành rẻ, rẻ cực đỉnh sẽ chuyển thành đắt. Đắt thì bán tống bán tháo như đất bụi, rẻ thì thu mua về như châu ngọc. Tiền tài đi như nước chảy”.
Tiền tài lưu thông lưu chuyển tự nhiên theo trật tự như nước chảy. Trong “Sử ký” đã liệt kê bảng xếp hạng đại phú cổ đại, cũng đã nói rõ nguồn gốc của tài lộc là đến từ “Đức”: “Giàu lại thích hành đức”.
Vì hoàn cảnh chỉnh thể là coi trọng đức, thế nên đã hình thành thể hệ đạo đức tốt, phong khí người dân chất phác, tín nghĩa thịnh hành, mọi người làm ăn buôn bán tự nhiên cũng đã có một phần đảm bảo, đó là sự đảm bảo đến từ “Đức”, sự đảm bảo này thậm chí còn vượt xa sự bảo vệ bằng pháp luật hiện nay.
Đường Thái Tông nói ra tư tưởng quản lý chính sự: “Nước có thể chở thuyền, cũng có thể lật thuyền”. Tài lộc như nước đương nhiên cũng có đặc tính tương tự. Hãy xem những tham quan bị trừng trị, có kẻ nào không phải bị sóng lớn của tài lộc lật chìm không? Hết thảy những gì ở thế gian, bao gồm tài lộc đều vận hành theo Đạo, vì vậy giáo huấn xưa thường nói: “Người thuận theo Trời thì hưng thịnh, kẻ trái người với Trời thì bại vong”. Đạo quản lý chính sự và tài lộc đều như thế cả.
Tiền tài lưu thông lưu chuyển tự nhiên theo trật tự như nước chảy vốn có nguồn gốc sâu xa từ “Đức”. (Ảnh minh họa: bbndi.com)
Rất nhiều tỷ phú phương Tây đều vui làm từ thiện, đem tài lộc trao tặng lại xã hội. Warren Buffett đem 99% tài sản của mình trao tặng lại xã hội, ông nói với mọi người rằng: “Mục đích sáng tạo ra tài sản là để chia sẻ”.
Đặc tính lưu động như nước của tài lộc, tài sản trao tặng lại xã hội, cũng rất giống với đem nước trong cái hồ lớn nhà mình chảy về với biển tài lộc, trở về với “Đức” – nơi tập kết cuối cùng của tài lộc.
Do đó một số gia tộc ở phương Tây đã trường tồn, được hưởng tài lộc và vinh dự đời đời, đã vượt xa quy luật thép “Giàu không quá 3 đời”. Có lẽ đó cũng là do lợi ích được sự bảo hộ của “Đức” khi khảng khái trao tặng lại cho xã hội.
Các đại phú cổ đại cũng rất nhiều người phân tán tài sản của mình trao tặng lại cho xã hội, cho bách tính. Nhà đại mưu lược thời Xuân Thu là Phạm Lãi, nửa cuộc đời ông theo chính sự, trợ giúp Việt Vương Câu Tiễn, dùng kế ‘tự nhiên’ 10 năm đã khiến một quốc gia bên bờ diệt vong trở thành một trong Ngũ Bá thời Xuân Thu. Khi sự nghiệp chính trị của ông lên đến cực đỉnh, thì ông lại có thể rút lui kịp thời. Trong 19 năm kinh doanh, ông đã 3 lần giàu nhất thiên hạ, tài sản hàng ngàn lượng vàng. Bởi vì Phạm Lãi giàu mà có đức, khi xã tắc nguy nan, bách tính lưu lạc chia li, Phạm Lãi đã 3 lần bỏ hết gia tài ra cứu tế bách tính lê dân. Phạm Lãi 3 lần giàu nhất thiên hạ, lại 3 lần phân chia hết tài sản. Tư Mã Thiên đã ca ngợi rằng: “Giàu lại thích hành đức”, có thể “Trung thành báo quốc, trí tuệ giữ mình, kinh doanh làm giàu, thành danh khắp thiên hạ”.
Phạm Lãi trị quốc thì quốc gia hưng thịnh, trị gia thì gia đình giàu có, kinh doanh thì chú trọng nhân nghĩa, đạo nghĩa, tín nghĩa, vì vậy mỹ danh “Đào Chu Công”, danh hiệu “Đạo thương tị tổ” (Ông tổ nghề buôn) đã được lưu truyền thiên cổ, sử xanh lưu giữ tiếng thơm muôn đời.
Đệ nhất công thần khai quốc triều Minh là Lưu Bá Ôn công cao cái thế, thường được Chu Nguyên Thương trọng thưởng, gồm cả núi rừng ruộng đất v.v. Nhưng Lưu Bá ôn nổi danh thiên hạ bởi Thần cơ diệu toán, trù tính trong trướng, lại không giống với người bình thường đem tài lộc giữ lại cho con cháu đời sau. Mỗi lần được ban thưởng, ông đều dùng các phương thức khác nhau để phân chia hết tài lộc. Vùng Chiết Đông còn lưu truyền câu chuyện mà mọi người mọi nhà đều biết đến rằng, Lưu Bá Ôn khắc một bài thơ trên vách đá bên con suối:
Trên 5 dặm, dưới 5 dặm
Nếu muốn vàng bạc cứ nhằm cầu tre.
Ông dùng phương thức thơ ca ẩn dụ để người hữu duyên có thể lấy được tài sản. Lưu Bá Ôn có tài tiên đoán, ông đã dùng phương thức này để tặng tài lộc cho những người có Đạo có đức.
Đương nhiên những người có thể lấy được tài sản mà ông hữu ý tặng, phải là người có phúc đức trí tuệ thì mới có thể hiểu được hàm nghĩa trong thơ ông. Cuối cùng chỗ của cải này được một vị quan thanh liêm, giỏi phán xử công bằng đã giải nghĩa và đắc được.
Suy nghĩ chuyện tài lộc xưa nay, thấy rằng đằng sau các hiện tượng trong đó còn có một tầng ý nghĩa thú vị. Tài lộc như nước, nó chảy qua nơi nào là tưới tắm tốt tươi vạn vật, thành các ốc đảo xanh tươi. Người trọng đức hành thiện thí xả thì có thể giữ được đức mà phú quý dài lâu, chính là ở những ốc đảo xanh tốt do tài lộc sinh ra này mà an thân lập mệnh, vui sống tuổi Trời, để lại “Đức” phù hộ cháu con.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung - Kiến Thiện biên dịch
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự