Người càng ưu tú càng biết đối đãi với mọi người một cách thoải mái nhất

Chủ nhật - 20/01/2019 03:07
Người có thể khiến người khác cảm thấy thoải mái luôn tạo ra một sức hút vô cùng mạnh mẽ, họ không chỉ biết quan tâm săn sóc người khác, hơn thế nữa còn biết cảm thông san sẻ. Đây chính là phong thái đặc biệt của người ưu tú.
Người càng ưu tú càng biết đối đãi với mọi người một cách thoải mái nhất

Trong đời người, khi thích một người ban đầu chỉ là vì diện mạo đẹp đẽ, sau khi tiếp xúc thì mới biết đó là một người có tài hoa, tính cách hai người cũng tương đối hoà hợp. Tiếp xúc lâu hơn nữa thì mới biết được sự lương thiện trong nội tâm đối phương, cuối cùng là sẽ bị đắm chìm trong nhân cách của người đó. Làm người cũng vậy, mà kết giao bạn bè cũng như vậy.

Sự sắc bén của bảo kiếm, là trải qua sự rèn giũa tôi luyện nhiều lần; hương thơm thanh khiết của hoa mai toả ra từ cái giá rét mà có. Con người muốn thành tài, muốn thành công, đều phải trả giá, và lăn lộn trải nghiệm.

Tử Hạ là học trò của Khổng Tử, đã đánh giá về thầy mình như sau: “Ở xa thì có vẻ trang trọng, đến gần thì có vẻ ôn hoà”, quả đúng là như vậy. Người khiến người khác cảm thấy thoải mái, cũng giống như một viên ngọc đẹp đẽ ấm áp. Sự cuốn hút của họ bắt nguồn từ sự từng trải, nội tâm sâu sắc, lòng tốt, sự lương thiện, đồng thời từ trong ra ngoài đều toát ra một vẻ cao quý.

Một người từ diện mạo bề ngoài đến tính cách bên trong, có thể phân thành năm tầng lớp: ngoại hình, năng lực, tính khí, phẩm cách, tâm tính. Về mặt tính chất tương ứng cũng có năm cấp độ: nhan sắc, tài hoa, tính cách, nhân phẩm, nhân từ.

Hãy từ từ cảm nhận, năm mức độ này không chỉ là phương pháp nhìn người trong cuộc sống, mà còn là con đường để tu dưỡng nội tâm.

Trong cuộc sống, có hai kiểu người đối lập nhau. Có người sợ người khác thoải mái, nên ra sức khiến người ta khó chịu, chỉ cần bản thân mình thoải mái là đủ. Còn có một kiểu người sợ người khác không thoải mái, nên ra sức để mọi người được thoải mái dễ chịu, cho dù bản thân phải chịu uất ức.

Từng hỏi một người bạn là nhà tuyển dụng rằng người lương cao và lương thấp có gì khác biệt? Anh ta nói những ông chủ mà lương càng cao, thì càng đem lại cho bạn cảm giác thoải mái khi tiếp xúc.

Nói chuyện với những ông chủ lương tính bằng con số vài chục triệu, dù cho nói đến hai hay ba tiếng đồng hồ, bất luận là nói đến những chuyện đắng cay ngọt bùi gì, họ đều có thể từng câu từng chữ lần lượt nhẹ nhàng trả lời, không bỏ sót hay ngắt quãng bất kì câu nào, khiến người khác cảm thấy vô cùng dễ chịu.

Đối với những người thuộc tầng lớp cao, mục đích công việc chỉ có một, đó là giải quyết vấn đề. Vì vậy, họ sẽ không quan tâm là ai sẽ là người giải quyết vấn đề xuyên suốt quá trình, liệu ai có vượt chức trách và quyền hạn hay không, cũng không quan tâm liệu có ai vượt giới hạn, hay coi khinh, hay làm khó bản thân họ.

Họ cũng chẳng buồn suy xét xem rằng, chuyện này liệu có khiến tôi mất mặt hay không, hay người này khiến tôi khó xử, tôi phải bực dọc khó chịu với anh ta. Người tầng lớp càng thấp, càng dễ tự hạ thấp mình, càng không có tự tin, sự kém cỏi ẩn giấu trong nội tâm sẽ sinh ra một kiểu tâm lý bồi thường, tâm lý bồi thường này, thực ra là một kiểu “thoái thác”.

Sự tu dưỡng tốt nhất, chính là hiểu cách đem lại cho người khác cảm giác ưu việt, không nhìn lên cao, cũng không nhìn xuống dưới, không nhún nhường không cao ngạo.

Bên cạnh bạn liệu có người như thế này không: Có thể diện mạo của họ không quá đẹp, có thể tài năng không xuất chúng, nhưng lại có một sự cuốn hút khác biệt, khiến bạn muốn tiếp xúc với họ, không để tâm phòng bị, mà giãi bày hết mọi bí mật.

Họ mang đến cho bạn cảm giác thoải mái, khi ở cùng họ, giống như đang nghe một bản nhạc du dương, hay đang nhấm nháp một cốc trà ấm nóng, như đang ngắm một đoá hoa lặng lẽ nở, khiến thời gian như nước chảy chậm rãi mà thanh khiết.

Người tầng lớp càng cao, càng biết cách tôn trọng người khác, họ hiểu được rằng sự tôn trọng đó bao gồm hàm ý về sự bình đẳng, giá trị, nhân cách và cả sự tu dưỡng. Chỉ khi sự tu dưỡng của một người đạt đến mức độ này, thì mới sản sinh ra nhân từ. Nhân từ, là một loại cảnh giới.

Có một số người lúc nào cũng gây khó dễ cho người khác, để thể hiện tính cách cá nhân, gây áp lực cho người khác để thể hiện sự ưu việt của bản thân. Nhưng bạn khiến người khác khó chịu, người khác sẽ khiến bạn không thoải mái.

Trong “Thái căn đàm” viết: “Văn chương uyển chuyển tuyệt mỹ, không có gì đặc biệt, chỉ là diễn đạt mượt mà khúc triết mà thôi; phẩm đức đạt đến cảnh giới hoàn mỹ, cũng không có gì đặc biệt, chỉ là quay trở về với bản tính vốn có mà thôi”.

Đạt đến mức độ này, tại sao vẫn chưa phải là đỉnh cao trong nhân phẩm con người? Người thường dù chưa đạt đến cảnh giới từ bi, nhưng ít nhất vẫn có thể dốc hết lòng nghĩ cho người khác, như vậy, cũng có nghĩa đang nỗ lực trở thành một người nhân từ.

Trong đời người: Khi thích một người ban đầu là vì diện mạo đẹp đẽ, sau khi tiếp xúc thì mới biết đó là một người có tài hoa, tính cách hai người cũng tương đối hoà hợp, tiếp xúc lâu hơn nữa thì mới biết được sự lương thiện trong nội tâm đối phương, cuối cùng là sẽ bị đắm chìm trong nhân cách của người đó. Làm người cũng vậy, mà kết giao bạn bè cũng như vậy.

Thế gian rối rắm, mắt dễ bị che lấp bởi những thứ hỗn tạp, tim dễ bị những thứ hỗn độn làm cho mờ mịt.

Giữ vững con đường chính đạo này, mới có thể giữa hàng vạn hàng nghìn người, kết giao được với một người đáng để bạn kết giao; giữa hàng vạn hàng nghìn người, chọn được người có ý nghĩa nhất. Nếu có thể như vậy, coi như không uổng phí một đời.

Tuệ Tâm, theo SOH

Nguồn tin: Tinhhoa.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây