Bác sĩ Bùi Hữu Hồng Với Chữ Tâm Trong Cuộc Sống

Thứ năm - 05/01/2012 14:36
Trong truyện ngắn “Tiền rơi vô thanh“ của tác giả Dương Hán Quang, kể chuyện Lâm Minh và Lưu Quân, còn lại mấy đồng tiền xu sau khi mua sắm. Trên đường về nhà ngang qua chiếc cầu, thấy có hai hành khuất đang ngồi xin của bố thí, trong đó có một người mù.

Động mối từ tâm, cả hai móc hết số tiền xu của mình bỏ vào chiếc hộp sắt trước mặt người hành khuất mù. Nhưng lạ thay! khi Lâm Minh cho tiền thì người mù chỉ noí “cám ơn“. Trái lại lúc Lưu Quân bỏ tiền vào hộp thì người hành khuất lật đật đứng lên khom người “cảm ơn“ Lưu Quân rất là lễ phép. 

Thái độ trên đã làm cho Lâm Minh bất mãn, nên yêu cầu người hành khuất mù giải thích tại sao mình cho nhiều tiên hơn Lưu Quân, lại không được ông ta cám ơn trịnh trọng? Người mù nói ông ta không thấy gì, nên đâu biết ai cho tiền nhiều hay ít. Tuy nhiên ông có thể nghe, nên biết được thái độ của hai người khi cho tiền. Tóm lại theo người hành khuát mù, thì Lâm Minh cho tiền để “bố thí“, còn Lưu Quân ngoài việc “bố thí“ còn biết thương xót và tôn trọng người mình đang cho tiền.

 Câu chuyện triết lý trên giúp cho chúng ta một cách sống trong xã hội xô bồ ngày nay, mà nhiều người hầu như đã quên mất chữ “ TÂM “ rất cần thiết giữa đời. Là Phật tử, chúng ta lúc nào cũng phải cố giữ cho ánh Tâm đăng trong cõi hôn ta luôn sáng đẹp, đừng để cho tấm lòng bác ái vị tha của ta trở nên tro lạnh, hờ hững trước những số phận bất hạnh trong cuộc đời quanh ta, đã nghe, đã thấy và đã biết... 

Tâm là trái tim là tấm lóng. Phật dạy con người phải lấy TÂM làm gốc trong nhân cách đối xữ lẫn nhau giữa người với người. Rõ ràng hơn đây là một cách sống của người tử tế, không thiên vị, không thị phi, vô ưu nhưng hữu cảm.  

Tưởng như rất xa mà lại rất gần khi ngồi đọc lại những trang báo cũ viết về những thế hệ Bình Thuận, nhắc ta phải hướng lòng về với cái Tâm bên trong của những Ân nhân, Mạnh thường quân..suốt nhiều năm qua bao giờ cũng ân cần tử tế và sẵn lòng giúp đỡ người khác nếu có thể. Ý nghĩa nhất của sự khai tâm là chia xẻ hiến tặng với chung quanh, từ những nụ cười và những gì ta may mắn có nhiều hơn người khác. 

Đó là những phẩm chất cao quý mà người viết trang trọng gửi tới một trong những ân nhân của Bình Thuận : “Bác sĩ Bùi Hữu Hồng“ .  

Ông là một trong những người con của Giáo sư Việt văn Bùi Hữu Huân tại trưrờng Trung học Phan Bội Châu Phan Thiết (Bình Thuận). Sinh và lớn lên trong gia đình thuần thành Phật giáo, nên thời gian theo học Phan Bội Châu, ông cũng đã thường xuyên sinh hoạt vơi gia đình Phật tử Thiện Hạnh. 

Là một Phật tử thuần thành, ông luôn luôn lấy tinh thần Bi Trí Dũng làm phương châm dấn thân trên đường đời, vì thế ông luôn luôn được thầy yêu bạn mến. 

Thưở bé, theo học tại trường tiểu học Quận Hàm Thuận. Là cựu học sinh Phan Bội Châu niên khoá 1959-1966. Sau khi hoàn tất bậc trung học, ông rời Phan Thiết vào Sài Gòn theo học tại trường Đại học Y khoa và tốt nghiệp với mãnh bằng bác sĩ năm 1975. Sau khi cải tạo về năm 1976, ông làm việc tại bệnh viện Thủ Đức. Năm 1984, ông cùng gia đình vượt biên. Cuộc ra đi hết sức gay go và nguy hiểm. Cũng nhờ Trời Phật gia hộ, thuyền ông đã  đến được  bến bờ tự do. 

Sau khi được định cư tại Hoa kỳ, ông tiếp tục học để lấy bằng bác sĩ dù trước mắt với bao khó khăn của thưở ban đầu tỵ nạn, phải lo cho đời sống vợ con. Nhờ sự quyết tâm cùng sự khích lệ và hổ trợ tinh thần của hiền thê là Bà Nguyễn thị Lan Hương đã giúp ông đạt được mong ước là lấy được bằng bác sĩ y khoa tại Đại học Y khoa New York. Sau đó ông hành nghề trở lại tại San Jose vào năm 1994. 

Riêng đối với Hội Thân Hữu Bình Thuận từ khi được thành lập vào năm 1996 đến nay được 12 năm, ông và gia đình đã tích cực hổ trợ từ tinh thần đến vật chất. Ông đã từng giữ nhiều chức vụ khác nhau trong Ban Chấp Hành như Hội Phó Nội Vụ, Trưởng ban tổ chức các buổi Hội Ngộ Mừng Xuân và hiện nay là Tổng thơ ký của Hội. Cho dù ở bất cứ vai trò nào ông cũng chu toàn trách nhiệm và đặc biệt cạnh ông, lúc nào cũng có sự hổ trợ rất nhiệt tình của hiền nội.  

Có lần Ông đã tâm sự, dù ông sinh ra ở Miền Bắc, nhưng lớn oên và học hành tại Phan Thiết nên ông xem Phan Thiết là quê hương của Ông. Ngoài việc Ông và hiền nội là những thành viên trong Ban Chấp Hành của Hội Thân Hữu Bình Thuận Miền Bắc California, Ông cũng là một trong những Mạnh Thường Quân yểm trợ rất tích cực cho Đặc San Bình Thuận trong suốt 12 năm qua. Chẳng những thế, Ông cũng đã tiếp tay cho Hội trong chương trình giúp đỡ cho trẻ em nghèo hiếu học tại Phan Thiết. 

Tóm lại, với tư cách và tấm lòng của Bác sĩ Bùi Hữu Hồng đáng được trân quý.  

Nguồn tin: VB

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây