Cho nên, có thể nói rằng: Chúng ta đang sống trong thời đại mà nền văn minh khoa học đang ở một tầm rất cao. Qua đây, cho ta thấy rằng: văn minh khoa học phải tiến bộ, phát triển song song với nền tảng đạo đức của nhân loại.
Cũng với lẽ đó, cho nên phương châm hoạt động của Tỉnh Hội PG Ninh Thuận nói chung và Ban Hoằng Pháp nói riêng, phải được phát huy và mở rộng tầm ảnh hưởng mạnh đến đông đảo quần chúng. Nhằm mục đích đưa giáo lý của Đức Phật đi vào đời sống thực tế cho mọi người dân Phật tử thực hành. Đặc biệt là bộ phận thanh thiếu niên. Qua đó, sẽ góp phần đưa PG và XH ngày một đi lên.
Chúng tôi xin được nêu sơ lược đôi nét về Ninh Thuận. nơi đây là một vùng đất khô cằn hạn hán, quanh năm chỉ có nắng và gió. Về địa lý phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông có bờ biển dài 105 km.
Ninh Thuận được bao bọc bởi ba mặt núi và một mặt biển. Phía Tây là vùng núi
cao giáp Đà Lạt, phía Bắc và phía
Nói về Tôn Giáo tại vùng đất này cũng đa sắc đa màu. Nơi đây có rất nhiều Tôn Giáo đang hoạt động như: Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Bà La Môn, Hồi Giáo của người Chămpa, Hòa Hảo, Cao Đài, Khổng Giáo và Lão Giáo. Với nhiều Tôn Giáo hoạt động như thế, nhưng Phật Giáo vẫn chiếm đóng một vai trò nhất định trong lòng người dân.
Phật Giáo cũng được có mặt từ rất lâu tại vùng đất này. Trước giải phóng, nơi đây
đã từng có Phật Học Viện Liễu Quán, do cố Hòa Thượng Thích Huyền Tân làm Viện
Trưởng. Sau khi đất nước giải phóng, Phật Giáo gần như bị lãng quên nơi đây.
Cho đến năm 1992 Trung Ương có Nghị Quyết chia tách Tỉnh Thuận Hải cũ ra làm 2
Tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Lúc bấy giờ Ban Trị Sự Phật Giáo Tỉnh Ninh Thuận
mới được thành lâp. Và hoạt động cho đến hôm nay đang là nhiệm kỳ IV. Qua III
nhiệm kỳ trước, Ban Trị Sự cũng như Ban Hoằng Pháp Tỉnh cũng chỉ làm được một vài
công tác Phật Sự nhỏ nhoi.
Vì khi đó, mới vừa tách tỉnh, mọi cái phải làm lại từ
đầu, dân chúng thì quá nghèo, kinh tế chưa được phát triển. Cho nên, Phật Giáo
cũng vì đó mà ảnh hưởng chung. Trong nhiệm kỳ IV này(2007
- 2012)Ban Trị Sự cũng như Ban Hoằng
Pháp, trong năm vừa qua đã tổ chức thành công khóa tu “Một Ngày Pháp Lạc” các
khóa Niệm Phật phạm vi cả tỉnh nhân các ngày lễ lớn của Phật Giáo, mở lớp giáo
lý giảng dày cho phật tử.
Ban Hoằng Pháp cũng đã thành lập Đoàn Giảng Sư Trẻ của Tỉnh, để đi thuyết giảng các đạo tràng khắp nơi trong Tỉnh. Và trong năm vừa qua Ban Hoằng Pháp Chúng tôi đã tổ chức Lớp Học Giáo Lý, cũng như khóa tu “Một Ngày Pháp Lạc”cho tất cả các Huyện trong Tỉnh. Ngõ hầu để đem Giáo Lý của Phật Đà ban bố khắp muôn nơi.
Đứng trước một xã hội hiện đại và văn minh như ngày nay, Ban Hoằng Pháp Chúng tôi
cũng có nhiều trăn trở là làm thế nào để truyền tải Giáo Lý của Đức Phật đến với
một Thành Phố mà nền công nghệ thông tin, cũng như khoa học kỹ thuật tiên tiến
ngày một phát triển mạnh.
Đây có thể xem như là một nhiệm vụ lớn lao đối với người Xuất Gia lẫn Tại Gia trong sứ mệnh làm cho Chánh Pháp của Phật không những tồn tại và phát triển ở thế gian, mà nó còn là một trách nhiệm thiêng liêng trong hoạt động Phật Giáo.
Đức Phật ra đời là để Hoằng Pháp, trong suốt 49 năm kể từ ngày Thành Đạo đến lúc
Niết Bàn, Ngài chỉ làm một việc duy nhất đó là Hoằng Pháp. Đem Giáo Lý của Ngài
đi vào cuộc đời, làm ích lợi cho cuộc đời. Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài nói với
các Thầy Tỳ Kheo: “Này các Thầy! Các Thầy hãy đi khắp nơi để truyền bá Chánh Pháp
của Như Lai, các Thầy không được đi nhiều người một hướng, một nơi, một ngã mà
hãy chia ra mỗi người đi mỗi hướng khác nhau…”.
Chúng ta có thể nhận thấy Đức Phật muốn gửi thông điệp đến những đệ tử của Ngài hãy đem Giáo Pháp mà truyền bá rộng khắp, đó là nhiệm vụ chính. Tiếp nối sự nghiệp Hoằng Pháp của chư vị Tiền Bối Tổ Sư từ đó đến nay, trong nhiều thế kỷ cũng thực hiện sứ mệnh cao cả và thiêng liêng đó của người đệ tử Phật.
Nhìn đất nước ta đang trên đường công nghiệp hóa hiện đại hóa, sự phát triển nền
văn minh của nhân loại nhất là công nghệ thông tin, quần chúng đang đòi hỏi Phật
Giáo phải đáp ứng để theo kịp với thời đại “Nếu Phật Giáo quay lưng với thời đại,
thì cũng chính thời đại sẽ quay lưng lại với Phật Giáo”đây là một quy luật tất
yếu.
Chúng ta không nên nghĩ đơn thuần Hoằng Pháp là những buổi giảng tại các giảng
đường với thính chúng đông. Người làm công tác Hoằng Pháp phải biết vận dụng
linh hoạt, mà chúng ta thường gọi là “Đa phương hóa đa dạng hóa”, việc Hoằng Pháp
phải khai thác qua nhiều phương cách như: Băng Đĩa, Sách Báo, Âm Nhạc… tất cả đưa
vào mạng Internet với một Website Phật Giáo tại địa phương.
Đây là phương thức phổ biến nhất hiện nay mà các tổ chức Phật Giáo trên Thế Giới đang sử dụng… Nó là một công cụ hữu hiệu trong xu thế toàn cầu hóa. Từ những luận điểm trên chúng ta có thể khẳng định: “Sự nghiệp quan trọng của người Xuất Gia là Hoằng Pháp” mở rộng các phương tiện truyền bá Chánh Pháp một cách toàn diện để huy động được toàn tâm toàn lực vào sự nghiệp chung.
Hoằng pháp Qua Chương Trình Game Show
Giáo hội Phật Giáo Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển với xu hướng toàn cầu hóa về ngành Hoằng Pháp. Vì thế, công tác Hoằng Pháp dựa vào công nghệ thông tin cũng ngày càng phổ biến hơn.
Trong những năm qua, với công nghệ nghe nhìn ngày càng phát triển, kênh truyền
hình giải trí ra đời ngày một nhiều. Trong đó có chương trình Game Show Truyền
Hình. Đây là một dạng trò chơi giải trí lành mạnh, hiện nay được phổ biến rộng
rãi đến với mọi tầng lớp, từ già cho tới trẻ, từ trí thức cho tới nông dân chân
chất.
Mang lại và cung ứng cho người tham gia cũng như khán giả truyền hình khắp nơi một khối lượng lớn về kiến thức toàn cầu và cũng mang đến cho mọi người một niềm vui không tả về tinh thần, khi thưởng thức các chương trình game show ấy.
Đứng trước những điều lợi ích trên, tại sao Phật Giáo và ngành Hoằng Pháp của chúng ta không vận dụng chương trình Game Show Truyền Hình đó, trong công việc phổ biến kiến thức Đạo Phật, cũng như những vấn đề trong cuộc sống có liên quan với Phật Giáo đến Tăng Ni Trẻ, Phật tử và đặc biệt là đối tượng Thanh Thiếu Niên !
Chúng ta có thể copy những hình thức game show trên các kênh truyền hình rồi vận dụng sàn lọc thiết kế cho mình một mô hình game show riêng biệt, đặc thù với Phật Giáo, với từng đối tượng tham gia. Còn về nội dung thì chúng ta đặt những câu hỏi có liên quan đến Đức Phật, Giáo Lý cũng như tư tưởng của Đạo Phật.
Hình Thức Tổ Chức:
- Ban tổ chức nên có quy định chung là 1 tháng 1 lần hay bao nhiêu là tùy ý: Ban tổ chức nên mời Chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử các nơi về tham gia về tham gia và cổ vũ.
- Mời đài thuyền hình của Tỉnh, Thành Phố đến ghi hình, đưa tin và phát sóng (nếu có thể): Mỗi một kỳ nên quy định từ 3 đến 4 đội tham gia. Mỗi đội có thể từ 2 đến 3 người.
- Một game show trãi qua 3 hay 4 vòng thi là tùy ý, mỗi vòng bao nhiêu câu hỏi, mỗi câu hỏi trả lời đúng được bao nhiêu điểm, sai trừ bao nhiêu là tùy ban tổ chức ấn định.
- Những câu hỏi này được quý Tôn Đức cung cấp cho ban tổ chức. Câu hỏi của chương trình nên thiết kế dưới dạng nghe nhìn trên phần mềm powerpoint trong máy tính và chúng ta sẽ trình chiếu trên một màn hình lớn, để cho khan giả cũng như các đội chơi nhìn thấy được.
- Sau mỗi vòng sẽ có thời gian nghỉ giãi lao với chương trình văn nghệ và có những câu hỏi dành riêng cho khán giả.
Nội Dung Chương Trình.
- Ban tổ chức nên hình thành một ban nội dung, ban biên tập và ban thiết kế kỹ thuật .
- Câu hỏi đặt ra phải ứng với chủ đề của các vòng thi mà ban tổ chức đã thông báo trước đó.
- Chủ đề phải thích hợp với người tham gia. Ví dụ: lịch sử Đức Phật, ăn chay niệm phật, tụng kinh lễ Phật, trách nhiệm của người phật tử, vu lan báo hiếu….
Các câu hỏi sẽ được trả lời dưới dạng trắc nghiệm hoặc có thể chọn đúng – sai…
Trên đây là ý tưởng, hình thức và nội dung để tổ chức một Game Show Vui Học Phật
Pháp dành cho Tăng Ni Sinh, Phật tử và đặc biệt là bộ phận Thanh Thiếu Niên mà
Ban Hoằng Pháp Ninh Thuận đã tổ chức qua mấy kỳ trong năm 2009 của chương trình
Khóa Tu Một Ngày Pháp Lạc rất thành công.
Đặc biệt thu hút một bộ phận rất đông trong giới trẻ. Khi nghe có tổ chức game show, các em về chùa nhiều hơn, siêng năng học hỏi giáo lý hơn. Các em còn thỉnh nguyện quý thầy cô trụ trì mở lớp dạy giáo lý, để các em đầy đủ kiến thức Phật Học đi tham gia Game Show Vui Học Phật Pháp. Việc tổ chức này đã tạo nên một sự đột biến, các em về chùa càng lúc càng đông hơn.
Chương trình Game Show Vui Học Phật Pháp này, không những đi vào lòng của bộ phận Thanh Thiếu Niên, mà còn đem lại một kết quả học hỏi giáo lý rất hiệu quả cho mọi giới phật tử. Đây là một sân chơi rất bổ ích, là một hình thức Hoằng Pháp rất hiệu quả và thiết thực, dễ đi vào lòng người. Vừa được học hỏi giáo lý nhiều, lại vừa được giao lưu học hỏi thoải mái.
Đây là một cách Hoằng Pháp trong xu thế thời đại mà lâu nay chưa được quan tâm đến. Nếu không muốn cho phật tử và bộ phận Thanh Thiếu Niên hiểu Đạo Phật một cách lệch lạc và cũng để cùng với nhà nước bài trừ những hủ tục mê tín dị đoan đang có xu hướng phục hồi rất mạnh.
Đối với Nam Nữ Phật Tử Thanh Thiếu Niên đã có ngành GĐPT, nhưng không phải tất
cả mọi Phật Tử đều tham gia sinh hoạt. Bên cạnh đó cũng có một bộ phận không nhỏ
các Thanh Thiếu Niên Sinh Viên, Học Sinh muốn nghiên cứu, học tập ứng dụng Đạo
Phật vào đời sống.
Tuy đã có tài liệu Phật Học, nhưng vì thiếu người hướng dẫn
cơ bản, nên gặp không ít khó khăn khi muốn nâng cao tri thức Phật Giáo. Các bạn
đó không biết hỏi ai ? Hỏi ở đâu ? Trong lúc tình hình Tệ Nạn Xã Hội, Xì Ke, Ma
Túy Mại Dâm đang rình rập từng Gia Đình, từng Góc Phố, từng Hàng Xóm.
Những Thanh Thiếu Niên này muốn có một nơi tư vấn về cuộc sống Tâm Sinh Lý, Hôn Nhân Gia Đình v…v…theo quan điểm Phật Giáo. Họ tìm đến Đạo Phật bằng tình cảm chân thành, nhưng chúng ta lại không có người hướng dẫn, tư vấn, cho nên họ lạc vào những cạm bẫy của tệ nạn Xã Hội, vì không tìm được lối đi !
Chúng tôi thiết nghĩ, đã đến lúc chúng ta phải nghĩ đến những Thanh Thiếu Niên
này. Vì họ là con em Phật Tử hoặc có cảm tình với Phật Giáo. Xã hội chúng ta hiện
nay đang cần những góp sức của các nhà lãnh đạo Phật Giáo, nhằm đẩy lùi những tệ
nạn Xã Hội, Đạo Đức bị xoái mòn và đang hoành hành vào đối tượng một bộ phận
Thanh Thiếu Niên chưa nhận thức đúng các hành vi của mình.
Tác giả bài viết: ĐĐ. Thích Chúc Tiếp
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự