Cô dâu chú rễ và cha mẹ hai bên gia đình
Đối trước chư tôn đức
Chứng minh có TT.Thích Quảng Tâm, trú trì chùa Linh Thứu, TT.Thích Tâm Thiện, trú trì chùa Đại Phước và chư tôn đức Tăng Ni trong huyện. Buổi lễ diễn ra trong không khí thiêng liêng, trang trọng, thắm tình đạo vị và đầm ấm theo nghi thức Phật giáo.
Sau lễ niêm hương, bạch Phật, Phật tử Lê Thanh điều phối chương trình tuyên bố lý do, cung kính giới thiệu chư tôn đức chứng minh, cha mẹ cô dâu, chú rể, quan viên hai họ cùng quan khách tham dự.
Cô dâu chú rễ trước lạy tạ Tam bảo
Chúc phúc cho cô dâu chú rễ
“Bài ca hằng thuận” do Phật tử Thiện Thủy - Thu Hà trình bày mở đầu chương trình lễ hằng thuận. Cô dâu, chú rể đảnh lễ Phật, lạy niệm ân sinh thành dưỡng dục của cha mẹ và đọc lời phát nguyện trước Tam bảo.
Thượng tọa Thích Quảng Tâm trao nhẫn cho tân nương và tân lang. Chiếc nhẫn cưới cô dâu, chú rể trao cho nhau trong ngày lễ thành hôn rất quan trọng. Bởi vì: “Nhẫn một chút - gió yên, biển lặng. Lùi một bước biển rộng trời cao”.
Cô dâu trao nhẫn cho chú rễ
Quan viên hai họ
Chụp ảnh lưu niệm cùng chư tôn đức
Tại lễ đường, Thượng tọa trú trì giảng giải nguồn gốc, ý nghĩa lễ hằng thuận. Lễ hàng thuận được bắt nguồn vào một lần Đức Thế tôn trở về vương thành Ca-tỳ-la-vệ, ngày hôm đó cả kinh thành làm lễ thành hôn cho Vương tử Mahanam. Đức Thế tôn và Tăng đoàn đã chứng minh cho hôn lễ của hoàng gia.
Hằng có nghĩa là thường xuyên, luôn luôn. Thuận là hòa thuận, đồng thuận, cùng hướng về những điều cao thượng, tốt đẹp trong đời sống. Thượng tọa cũng đã trao quà, chúc phúc cho đôi bạn trẻ “Trăm năm tình viên mãn/ Bạc đầu nghĩa phu thê”.
Nguồn tin: Giác Ngộ
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự