Thiền cho
tâm thanh tịnh
Thói thường người ta vẫn nghĩ, tu là điều gì ghê gớm lắm,
là phải vào chùa làm sư, phải hạn chế nhiều điều khác so với cuộc sống của một
người bình thường, thậm chí nhiều người nghĩ chán đời mới đi tu. Đây là quan niệm
sai lầm. Tu là sửa, là tu thân tích đức, là tu tâm dưỡng tính, chỉ làm cho ta tốt
lên chứ không gây thiệt thòi gì.
Theo lịch trình của thiền viện, chủ nhật
hằng tuần sẽ là ngày các thanh thiếu niên, nhi đồng đến học thiền. Và 7h30 là
nghi thức tọa thiền (ngồi thiền). Các phật tử sẽ ngồi theo 2 dãy (nam và nữ)
trong tư thế kiết già hoặc bán già.
Anh Lương Anh Tuấn (25 tuổi), nhân viên của Tổng công
ty Hàng hải, đồng thời là Đoàn trưởng Đoàn Thanh niên Phật tử Trần Thái Tông
tâm sự: “Từ ngày biết tu thiền, tôi chỉ nghĩ về điều thiện nên cái tâm lúc nào
cũng thanh tịnh. Làm việc gì cũng chú tâm hơn. Thiền là để cơ thể và đầu óc
mình nghỉ ngơi hoàn toàn, vì thế khi quay lại công việc sẽ đạt được hiệu quả
cao hơn nhiều”.
Cùng có cái nhìn tích cực về Thiền, bạn Nguyễn Thu
Trang, hiện là sinh viên năm thứ ba trường Trung cấp ESTIH nhận thấy: “Sau một
thời gian dài sinh hoạt ở thiền viện, mình đã tự tin lên nhiều. Tâm tính cũng
không còn hay cáu gắt, nổi nóng, ích kỷ và vội lo nghĩ như trước nữa.
Giờ mình
đã biết quan tâm đến người khác hơn, biết lắng nghe và nhẫn nhịn, không còn cãi
mẹ nhiều nữa!”. Trang vốn rất thích nghe nhạc Rap và Hiphop, nhưng từ khi đến
đây, cô còn thấm nhuần cả nhạc Phật pháp, bởi theo Trang, ca từ và ý niệm trong
nhạc Phật khiến tinh thần cô lúc nào cũng ở trạng thái thanh thản và lạc quan.
Bé Martine, 7 tuổi, học trường Tiểu học
Trưng Trắc, Hà Nội đang thực hiện nghi thức ngồi thiền “chuẩn”. Em chia sẻ
"Em rất thích ngồi thiền, mặc dầu nó hơi mỏi lưng và đau chân".
Ở Hà Nội hiện có hơn 10 địa chỉ tu thiền, thường dưới
hình thức sinh hoạt của những câu lạc bộ Phật tử rồi mở rộng, chào đón những
người ngoại đạo muốn tu tập. Thiền viện Sùng Phúc (thuộc tổ 10 phường Cự
Khối, quận Long Biên) là một trong những địa điểm tin cậy và thu hút nhất với
hơn 800 phật tử theo tu thiền.
Có đến Sùng Phúc Thiền Tự một buổi sáng chủ nhật mới
biết thanh niên Hà Nội “mê” thiền đến thế nào. Mỗi buổi sinh hoạt ở đây thu hút
khoảng 80 bạn trẻ, chưa kể sự tham gia của những người đứng tuổi và các em thiếu
niên, nhi đồng được cha mẹ dẫn theo. Họ đến từ rất sớm để chuẩn bị cho bài thiền
kéo dài 40 phút bắt đầu lúc 7h30 sáng.
Không chỉ được chính các thầy trụ trì hướng
dẫn tu thiền với phương pháp khoa học, mọi thành viên còn được nghe giảng về Phật
pháp, được nói chuyện với các thầy để giải đáp những khúc mắc trong cuộc sống.
Sau đó, Đoàn Thanh niên Phật tử sẽ có những hoạt động bổ ích như đọc sách, kể
chuyện, học hát hay trao đổi kiến thức nhằm giúp các thành viên thấm nhuần tư
tưởng Phật giáo, đồng thời tạo sợi dây kết nối chặt chẽ trong cộng đồng Phật tử.
Nghi thức sám hối và sinh hoạt Phật
pháp, các phật tử nhi đồng - thanh niên sẽ tập trung ở những địa điểm
khác nhau. Thanh niên sẽ lắng nghe giáo lý Phật pháp.
Từ tu thiền
đến tu tâm, hướng thiện
Trò chuyện về Thiền với thầy Thích Thiện Tài, quản
chúng của Thiền viện Sùng Phúc, được nghe thầy cặn kẽ lý giải: “Thiền là để cái
tâm không tán loạn. Không còn tham, sân, si. Thiền để tâm bình, khí hòa, biết
chắt lọc những điều hay dở. Thiền để biết sống như cái nó đang là, chứ không sống
như cái nó phải là”.
Theo thầy Tài, thiền là một phương pháp tu luyện bản
thân theo tinh thần Phật giáo. Khi con người có dấu hiệu cùa sự không làm chủ
được suy nghĩ, không làm chủ được bản thân mà cứ mải mê lao theo những mục đích
không nằm trong những nhu cầu căn bản nhất như: ăn, ngủ, mặc, ở.. rồi đau khổ
vì chính những điều phù phiếm đó, ấy là khi ta cần tìm đến Thiền.
Nghi thức thọ trai (ăn cơm trưa). Không giống như các
thiền viện khác, nghi thức thọ trai ở thiền viện Sùng Phúc bắt đầu bằng việc tụng
kinh trước khi ăn. Khi ăn, các Phật tử còn phải dùng đũa để gắp thức ăn, còn dùng
thìa để ăn và tuyệt đối phải im lặng, không gây mất trận tự ảnh hưởng đến người
khác. Nghi thức này cũng kết thúc buổi sáng sinh hoạt thiền của các phật tử.
Đối với anh Tô Giang Sơn, Thư ký Liên đoàn Thanh niên
Phật tử Thủ đô thì việc tu thiền mỗi ngày khiến con người như một cốc nước bẩn
được thanh lọc: cặn lắng xuống, trong nổi lên. “Thiền đề tạo ra định, định để tạo
ra tuệ”.
Trong xã hội ngày càng nhiễu loạn giữa các luồng thông
tin, tu thiền theo Phật giáo cũng là cách mà nhiều phụ huynh đang hướng cho con
cái họ để tiếp thu được sự an lành, tăng sức đề kháng với những thứ tiêu cực.
Người biết Thiền sẽ biết nhìn nhận một cách thấu đáo về bản thân mình, không
xét nét lỗi lầm của người khác mà chỉ tập trung hòan thiện bản thân nhằm đạt được
cái đích cuối cùng, đó là trí thông minh tuệ giác và cái tâm thanh tịnh, an
bình.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự