Nếu người sắp mất không có theo tôn giáo nào thì chúng ta dùng lời bình thường (không có tôn giáo) nói chuyện để giúp họ thoát khỏi những suy nghĩ có hại như sân giận, tham luyến, và phát triển những tư tưởng thiện và an bình. Nếu họ tỏ ra thích thú khi biết chúng ta tin vào điều gì đó (ví dụ đạo Phật), chúng ta có thể chia sẻ với họ nhưng phải cẩn thận khi nói. Sẽ hiệu quả hơn nếu biết người, biết ta, để họ và chúng ta cùng thảo luận lần lượt với nhau. Ví dụ: nếu người sắp chết đó hỏi điều gì xảy ra sau khi chết, thay vì ngay lập tức đưa ra lời giải thích về tái sinh, chúng ta có thể nói điều đó “Tôi không thực sự biết chắc chắn. Bạn nghĩ gì?” Và lấy ý đó của họ để nói chuyện.
Nếu người sắp chết thực sự muốn biết về đạo Phật và cách tu tập thì rất tốt để giải thích điều này với họ. Chúng ta có thể nói về cuộc đời và giáo lý của Đức Phật, Tứ Diệu Đế, vô thường, từ bi và vị tha...Chỉ cần nhạy cảm với phản ứng của người sắp chết, hãy dè dặt để không bị thúc đẩy, nếu không họ có thể sẽ trở nên tiêu cực. Hãy nhớ rằng, điểm mấu chốt là giúp họ giảm suy nghĩ tiêu cực càng nhiều càng tốt và có một trạng thái tâm linh hướng thượng và an bình..
Nếu người sắp chết đó không phải là Phật tử và cảm thấy không thoải mái khi nghe thấy cầu nguyện hay thực hành pháp của Phật thì chúng ta vẫn có thể thực hiện những điều này một cách im lặng mà không cần họ biết. Ví dụ, có thể ngồi bên cạnh họ, thiền quán về tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỉ, xả) và gửi năng lượng tràn đầy lòng từ của chúng ta sang họ. Hoặc có thể quán tưởng Đức Phật Thích Ca hoặc Bồ Tát Quan Âm từ bi gia hộ trên đầu người sắp mất, hoặc chúng ta có thể im lặng trì thần chú và cầu nguyện trong khi quán thấy một luồng ánh sáng an lành từ Đức Phật truyền vào người sắp chết, thanh lọc và chuyển hóa tâm người sắp mất khiến họ trở nên bình an và thanh tịnh hơn. Rất có thể người sắp mất đó sẽ cảm nhận được ảnh hưởng của những quán tưởng hay tụng niệm này mặc dù họ không biết rằng họ hay chúng ta đang tu tập điều này thay họ!