Phật giáo, một sự thực tập

  •   22/01/2009 10:22:04 AM
  •   Đã xem: 1244
  •   Phản hồi: 0
Phật giáo được xem là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới. Nhưng thế nào là một tôn giáo? Các tôn giáo và những trào lưu tư tưởng khác nhau trên thế giới vẫn chưa thành công trong việc đưa ra một định nghĩa chung cho danh từ “tôn giáo”. Trở thành một người Công giáo qua nghi lễ (lễ rửa tội), trở thành một người Do thái khi được sinh ra đời, trở thành một người Nhân bản tự do (vrijzinnig humanist) (cũng là một thứ tôn giáo đối với một số người) là khi ta chấp nhận một nhân sinh quan nào đó

Biểu Tượng Hoa Sen

  •   22/01/2009 10:20:41 AM
  •   Đã xem: 1394
  •   Phản hồi: 0
Hôm nay là ngày Tết Nguyên Đán, chúng tôi dùng hình ảnh hoa sen để chúc Tết quí Phật tử. Trong đạo Phật biểu tượng hoa sen có những gì kỳ đặc? Hôm nay chúng tôi nói lên biểu tượng đó để tất cả quí Phật tử ý thức việc tu hành, sống theo tinh thần của biểu tượng hoa sen và đi đúng theo hướng của đức Phật đã dạy.

Thấy Thân Giả Dối Có Phải Là Quan Niệm Chán Đời Chăng?

  •   22/01/2009 10:19:02 AM
  •   Đã xem: 1341
  •   Phản hồi: 0
Đa số người nghe trong kinh Phật nói “Xem thân như huyễn hóa” cho là tâm trạng bi quan, yếm thế. Trái lại, nhà Phật thấy thân như huyễn hoá là sức mạnh để làm lợi ích chúng sanh. Như nói “Bồ Tát lấy thân như huyễn độ chúng hữu tình như huyễn”, bởi Bồ Tát thấy thân hình không thật nên sẵn sàng lăn xả vào làm việc lợi ích chúng sanh, dù gặp khó khăn nguy hiểm cũng không ngán sợ, vì thân như huyễn có mất cũng không có gì ngán sợ, vì thân như huyễn có mất cũng không gì quan trọng. Thấy chúng hữu tình như huyễn nên độ chúng sanh mà không chấp nhơn ngã. Thấy thân như huyễn, khiến người ta mạnh mẽ lên, không còn hãi sợ, trước vạn vật biến thiên mà tâm hồn mình vẫn an nhiên tự tại…. Ta hãy nghe bài kệ của thiền sư Vạn Hạnh:

Nghiệp Duyên

  •   22/01/2009 10:17:22 AM
  •   Đã xem: 1468
  •   Phản hồi: 0
Ðề tài chúng tôi nói hôm nay là Nghiệp duyên, qua đó cho thấy người Việt Nam đã thấm nhuần tinh thần Phật giáo đến tận xương tủy, chớ không phải hời hợt ngoài da. Trước tiên, tôi giải nghĩa chữ "nghiệp". Như trong truyện Kiều, cụ Nguyễn Du đã mở đầu bằng hai câu:

Ðã mang lấy nghiệp vào thân,

Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.

Tu có chuyển được Nhân Quả không?

  •   22/01/2009 10:15:41 AM
  •   Đã xem: 1242
  •   Phản hồi: 0
Từ lâu, chúng ta thường nghe nói gây nhân nào thì chịu quả nấy, tức là ai tạo nhân gì thì phải thọ quả báo đúng như vậy, không sai. Song, trong kinh Phật có dạy như vậy không ? Đây là điều mà chúng ta phải tìm hiểu cho tường tận, vì đa số người mới tu đều nghĩ rằng : Xưa kia làm điều tội ác, ngày nay tu hành là mong giảm bớt khổ đau. Nhưng, nếu trước đã gây nhân nào sau phải chịu quả nấy thì tu để làm gì ?

Tu Là Hiền

  •   22/01/2009 10:12:16 AM
  •   Đã xem: 1373
  •   Phản hồi: 0
Buổi nói chuyện hôm nay tôi nhắm vào quí Phật tử Phước Thái nhiều hơn là quí Phật tử ở các nơi. Vậy quí vị hãy lắng nghe cho kỹ. Ở đây tôi không giảng những đề tài cao siêu, mà đặt những câu hỏi rất thực tế, rất thấp, quí vị hãy trả lời đúng như chỗ mình biết, để rồi tôi hướng dẫn cho quí vị tu hành.

- Quí vị đi chùa học đạo, có phải tu theo đạo Phật không ?

- Thưa phải.

- Vậy, người tu là hiền hay dữ ?

- Dạ hiền.

- Người đi chùa, lạy Phật, ăn chay, tụng kinh, nếu có người xúc chạm đến thì nóng nảy la lối. Như vậy có hiền không ?

- Dạ chưa hiền.

Đi chùa lễ Phật

  •   19/01/2009 10:12:47 PM
  •   Đã xem: 1382
  •   Phản hồi: 0
Người xưa nói “làm việc có nghĩa do tâm tỉnh ngộ, làm việc vô nghĩa do tâm mê mờ”. Chúng ta thao thức ước mơ có thì giờ rảnh đi chùa để được nghe những lời chỉ dạy đạo lý của Tăng, Ni. Quả là do tâm tỉnh ngộ làm động cơ thúc đẩy chúng ta. Nếu chúng ta mong có lúc rảnh để đến hí trường, lại tửu điếm, chính do tâm mê mờ làm động cơ thúc đẩy chúng ta. Chọn lấy một hành động có nghĩa là để làm theo, đích thực là người trí. Chạy theo những hành động vô nghĩa hư hèn, quả là kẻ ngu.

Suy nghĩ về thế kỉ mới cưa người tu Phật

  •   19/01/2009 09:38:32 AM
  •   Đã xem: 1337
  •   Phản hồi: 0
Nhân loại sắp bước vào thiên niên kỷ mới với một nền văn minh ngày càng rực rỡ. Khoa học hiện đại được xem gần như là vạn năng, phục vụ mọi nhu cầu vật chất trong đời sống của con người. Thế nhưng, con người đã thật sự hạnh phúc, thật sự chấm dứt khổ đau hay chưa? Ðó là điều chúng ta cần phải suy gẫm. Ðức Phật sau bốn mươi chín ngày đêm thiền định dưới cội bồ-đề, khi sao Mai vừa mọc Ngài liền thành đạo và tuyên bố: Như Lai là người đã diệt tận cội gốc vô minh, chấm dứt mọi khổ đau, thật sự an vui giải thoát.

Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng

  •   19/01/2009 03:35:25 AM
  •   Đã xem: 1402
  •   Phản hồi: 0
Trong mùa Vu lan, chúng ta thường cúng dường, bố thí để hồi hướng cho những người đã khuất được siêu độ và cầu an cho những người còn hiện hữu trên cuộc đời. Tôi nhắc nhở những người hiện hữu và các hương linh ở trong hư không lời Phật dạy rằng tâm thanh tịnh thì cảnh giới của mình liền trở nên thanh tịnh, bất luận là đang ở thiên đàng, Cực lạc, hay Ta bà. Nhưng ở thế giới Cực lạc của Phật Di Đà, hiện hữu toàn là Phật và Bồ tát, cùng Thánh chúng, tâm các Ngài hoàn toàn thanh tịnh và thế giới đó được trang nghiêm bằng bảy báu.

Thâm ý qua hình tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

  •   18/01/2009 09:46:29 PM
  •   Đã xem: 1455
  •   Phản hồi: 0
Trước đây trên 25 thế kỷ, ở Ấn Độ có vị Thánh xuất thế, đó là đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Khi ấy, xã hội Ấn Độ chia làm bốn đẳng cấp: Bà-la- môn (Brahmanes), Sát-đế-lỵ (Kastryas), Phệ-xá (Vaisyas) và Thủ-đà (Soudas) đức Phật Thích Ca sanh trong dòng quý tộc thuộc đẳng cấp thứ hai. Thân sinh Ngài là vua Tịnh Phạn (Suddodhana) và thân mẫu là hoàng hậu Ma-gia (Maya), ở thành Ca- tỳ-la (Kapilavatsu). Ngài giáng sanh vào ngày trăng tròn, tháng hai Ấn Độ, nhằm ngày rằm tháng tư âm lịch Trung Hoa. Tên Ngài là Sĩ-đạt-ta (Sidhartha).

Thiểu dục và Tri túc

  •   18/01/2009 09:37:13 PM
  •   Đã xem: 1276
  •   Phản hồi: 0
Người đời phần nhiều thường đua chen, dong ruổi theo vật chất, không biết bao nhiêu cho vừa. Người thiếu thốn tham muốn đã đành, nhưng người dư giả, tiền bạc lấy thước mà đo, thế mà vẫn còn tham muốn. Ðã tham muốn, thì không bao giờ thấy mình đầy đủ cả. Ngạn ngữ có câu: "Bể kia dễ lấp, túi tham khó đầy". Thật đúng như thế, "lòng tham đã không đáy", thì làm sao đầy được? Ðể đối trị lòng tham, Phật khuyên chúng ta phải "Thiểu Dục và Tri Túc".

Tu là hiền

  •   18/01/2009 09:33:17 PM
  •   Đã xem: 1422
  •   Phản hồi: 0
Theo tinh thần đạo Phật tu là tu ở ba nghiệp : thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Khi chưa biết tu, thân có khi làm lành có lúc làm dữ, miệng có khi nói lời thiện có lúc nói lời ác, ý có khi nghĩ tốt có lúc nghĩ xấu. Khi biết tu thì việc lành nên làm, việc dữ nên tránh. Lời thiện thì nói, lời ác thì chừa. Điều tốt thì nghĩ, điều xấu thì dừng. Người biết tu thì thân không làm ác, miệng không nói ác, ý không nghĩ ác, dó là người hiền. tu chủ yếu không phải ăn chay nhiều, vậy mà Phật tử cứ đua nhau ăn chay, cho ăn chay nhiều là tu, chớ không biết tu là chừa ba nghiệp ác.

Lục căn là gì?

  •   18/01/2009 08:42:50 PM
  •   Đã xem: 3273
  •   Phản hồi: 0
Kinh Phật gọi Nhãn, Nhĩ, Tị, Thiệt, Thân, Ý là lục căn (sáu cội rễ trong chân thân). Lục căn lại gắn với lục trần (sáu bợn nhơ) là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Lục trần là sáu bợn nhơ thường hay rù quyến con người say mê tục thế, quên đường đạo đức, xa mối luân thường. Nó lại bao phủ lương tâm mà làm cho phải nặng nề, nhơ bợn. Vì lục trần mà con người phải hao mòn thân thể, mờ mệt lương tâm, xa lần cội rễ, rồi kiếp luân hồi không phương thoát khỏi.

Tại sao chuỗi hạt lại dùng 108 hạt

  •   18/01/2009 09:19:20 AM
  •   Đã xem: 1343
  •   Phản hồi: 0
Phật giáo nhìn vào sự hình thành của con người ở ba trạng thái kết hợp nhau là tâm, sinh và vật lý. Hay nói bằng danh từ Phật học là sự duyên hợp của ngũ uẩn, tứ đại; hoặc căn, trần và thức. Căn là nói về sinh lý, trần là vật lý, và thức là tâm lý. Căn, trần và thức tụ hội nhau để tồn tại. Nếu lìa một chỉ còn hai thì thế giới sẽ không tồn tại. Vậy căn, trần, thức là gì? Căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Thức là: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.

Sám Hối

  •   18/01/2009 08:57:36 AM
  •   Đã xem: 1440
  •   Phản hồi: 0
Chúng ta sống trên đời này không ai là hoàn toàn trong sạch. Phật thường dạy: "Phàm còn xuống lên ba cõi, lăn lộn trong sáu đường, thì không một loài nào được hoàn toàn trong sạch, không một giống nào dứt hết tội lỗi". Thật thế, cõi đời này đã được gọi là cõi trần, thì làm sao trong sạch được? Người ta thường nói "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài"; vậy thì ở trong buị tất phải lấm buị. Buị đời đã lâu đời lâu kiếp phủ lên thân, lên đầu chúng ta.

Ý nghĩa và biểu tượng chữ Vạn

  •   18/01/2009 08:44:07 AM
  •   Đã xem: 1360
  •   Phản hồi: 0
Trong tinh thần nhằm cung cấp thêm dữ liệu thông tin cho độc giả về hình chữ Vạn trong Phật giáo, với chữ Vạn mà Hitler đã dùng làm biểu tượng của Đức Quốc Xã (Nazi), mà các chiều quay của nó chiều thuận kim đồng hồ (clockwise) và chiều ngược kim đồng hồ (counter-clockwise), chúng tôi mạnh dạn lên bài viết này. Nhưng chúng tôi không bàn luận tính huyền thoại, truyền thuyết... Từ chữ Vạn trong tiếng Anh - Swastika, có nguồn gốc từ tiếng Sankrit là Svastika, hình chữ Thập có các cạnh đều nhau có nghĩa là khoẻ mạnh, hạnh phúc, các cạnh hoặc quay trái hoặc quay phải.

Ý nghĩa của hoa sen

  •   18/01/2009 08:05:34 AM
  •   Đã xem: 1473
  •   Phản hồi: 0
Sau đây là sự vay mượn của tâm . Mọi người chúng ta ai cũng cho cái hiểu biết phân biệt tốt xấu hay dở . là tâm mình . Song mới ra đời chúng ta đâu đã biết suy nghĩ phân biệt tốt xấu hay dở . Lớn lên nhờ học nơi cha mẹ, nơi thầy bạn, nơi sách vở mới có . Thế mà chấp cái hiểu biết phân biệt đó là mình, chấp cái mình nghĩ là hay là đúng, ai nghĩ khác mình là sai . Vì ai cũng cho cái mình nghĩ là đúng nên gặp nhau liền cãi, tranh đấu gây đau khổ cho nhau . Trong gia đình vợ chồng cha con rầy rà cãi vã nhau, ngoài xã hội người này cãi lộn tranh chấp với người kia, nhóm này tranh đấu với nhóm nọ . không đồng ý kiến là mình nghĩ thế này mình cho là đúng, người khác nghĩ thế khác cũng cho là đúng . Ai cũng thấy ý mình nghĩ là đúng.

Có một chữ tâm

  •   18/01/2009 07:44:12 AM
  •   Đã xem: 1443
  •   Phản hồi: 0
Đức Phật dạy "Đồ tể quăng dao thành Phật". Cái chữ "Tâm" ở trong lòng mới thật sự là "Tâm". "Phật tại tâm"! Chỉ có một chữ "Tâm" thôi. Bao trùm lên gần như tất cả mọi hành vi của con người. Dạo một vòng quanh mấy phố bán tranh ảnh làm quà tặng. Giật mình. Hầu hết các cửa hàng đều có bán chữ "Tâm". Hán tự. Bằng sơn mài truyền thống lộng lẫy vàng son. Bằng mực Tàu viết trên lụa và giấy tuyên chỉ bồi lụa vân "mình khô hoa ướt" quý phái. Bằng những nét khắc cầu kỳ trên đá hoa cương. Và bằng cả gạch men kính hấp màu ở nhiệt độ thấp. Việc chữ "Tâm" bằng Hán tự có mặt trong đời sống tinh thần hôm nay không phải là chuyện lạ. Thực ra từ rất lâu rồi, dân phố đã có những người chơi thư pháp.

Thiền là gì?

  •   18/01/2009 07:10:09 AM
  •   Đã xem: 1520
  •   Phản hồi: 0
Trong Phật giáo, chữ Thiền được dùng để chỉ định hai cách thực tập sau đây. Cách thực tập một gọi là "Thiền định " (samatha), và cái thứ hai gọi là "Thiền Minh Sát " (Vipassana). Hiện nay, chữ "Thiền" được sử dụng rất nhiều để diễn tả nhiều cách thực tập. Trong Phật giáo, chữ Thiền được dùng để chỉ định hai cách thực tập sau đây.Cách thực tập một gọi là "Thiền định " (samatha), và cái thứ hai gọi là "Thiền Minh Sát " (Vipassana).Thiền định (Samatha) là cách tập trung ý tưởng vào một vật và không để bị chi phối bởi gì khác. Ta chọn một đề mục như hơi thở chẳng hạn, và chú tâm theo dõi hơi thở ra vào.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây