Do
không có điều kiện theo dõi từ đầu sự kiện Phật Ngọc hoà bình đã đi khắp thế
giới để các phật tử có dịp chiêm bái nên chúng tôi không thể biết ở những nơi
Phật Ngọc từng đến trước đây, các phật tử có phải trải qua những cuộc “hành
xác” hay không? Thậm chí ngay tại Việt
Những gì chúng tôi đề cập trong bài viết dưới đây là chuyện đã và đang diễn ra
lại chùa Phật Tích - Bắc Ninh, nơi đặt Phật Ngọc để các phật tử, du khách bày
tỏ lòng thành tới chiêm bái.
Gian
nan đường vào…
Từ
chiều ngày 16/5, những cơn mưa nặng hạt như đổ ào xuống địa phận huyện Tiên Du,
tỉnh Bắc Ninh như muốn thử thách lòng thành của hàng vạn phật tử, du khách muốn
tới chiêm bái tượng Phật Ngọc hoà bình thế giới.
Từng
đoàn xe ôtô, xe máy kéo dài hàng km khiến con đường vào chùa Phật Tích vốn đã
nhỏ nay càng chật chội hơn. Ban tổ chức đã quyết định lập các chốt chặn xe ôtô
(cách chùa khoảng 7km), xe máy (cách chùa khoảng 5km). Điều này đồng nghĩa với
việc phật tử, du khách sẽ phải đi bộ quãng đường độc đạo giữa cánh đồng khá dài
qua để đến chùa Phật Tích. Đã đến chẳng lẽ lại không vào và các phật tử, du
khách đều phải mua áo mưa tạm do người dân địa phương… chuẩn bị sẵn để đi bộ
quãng đường rất xa.
Ấy vậy mà tới cửa chùa chưa chắc đã vào được chỗ đặt tượng Phật Ngọc. Ban tổ
chức đã dựng lối vào tạm thời theo hình “zích zắc” có mái che với hướng ra vào
khá khoa học. Thế nhưng, những chỗ này đã bị người dân địa phương có mặt từ rất
sớm đứng kín đặc. Cảnh chen lấn xô đẩy ở cổng chính vào khuôn viên toà tháp
(nơi đặt tượng Phật Ngọc) diễn ra trong suốt buổi Đại lễ. Trời mưa, quần áo ướt
sũng, tay cầm ô che, tay xách túi lễ mễ… nhiều người đã trở thành “mồi ngon”
cho những kẻ móc túi chuyên nghiệp.
…
khi lòng thành bị thử thách
Những
tia nắng yếu ớt sáng Chủ nhật (17/5) không thể làm khô khuôn viên toà tháp (nơi
đặt Phật Ngọc). Từ sáng sớm, nhiều đoàn phật tử, du khách đã tới bên ngoài (sau
khi trải qua quãng đường bộ dài hàng km). Một lần nữa lòng thành của nhiều
người lại được thử thách khi mỗi người chỉ được đứng trước Phật Ngọc không quá
10 giây. Lực lượng bảo vệ, cảnh sát cơ động luôn nhắc mọi người đi nhanh chân. Chiêm
bái Phật Ngọc diễn ra… như “gió thoảng” trong cảnh dưới chân lội bùn, phía sau
người đẩy, trên cao bảo vệ nhắc đi nhanh…
“Thực ra đứng từ xa cũng có thể nhìn thấy Phật Ngọc nhưng tâm lý nhiều người muốn
tới gần, đặt tiền lễ và vái để bày tỏ long thành. Tôi còn chưa kịp vái đã bị
đẩy đi tiếp. Cuối cùng đành rủ chị bạn lên chùa Phật Tích cầu an cho gia đình
cho đỡ mất công chuyến đi”, chị Hương ở Bắc Ninh nói.
Đứng
trong khung cảnh đông đúc, nghe tiếng loa của Ban tổ chức nhắc nhở phật tử du
khách chiêm bái Phật Ngọc xen lẫn tiếng loa của phòng thường trực bảo vệ đọc
tên từng “nạn nhân” tới nhận ví, giấy tờ… mới thấy rằng lòng thành tín ngưỡng
của phật tử, du khách đang bị thử thách quá nhiều. Khuôn viên toà tháp đã chật
hẹp lại phải nhường chỗ cho các gian hàng bán đồ lưu niệm khiến lối đi bé nhỏ
bị bước chân của hàng vạn phật tử, du khách cùng trời mưa làm trở nên lầy lội
bùn đất.
Ai
cũng muốn chiêm bái Phật Ngọc, người vì hiếu kỳ, người muốn tỏ lòng thành tín
ngưỡng nhưng quả thật với những gì đã diễn ra thì nhiều phật tử lớn tuổi không
còn đủ sức theo đuổi tới cùng. Chứng kiến cảnh hai mẹ con chị Minh Hằng ở tận
Hải Phòng đi theo đoàn tới chùa Phật Tích - Bắc Ninh để chiêm bái Phật Ngọc hoà
bình thế giới rồi lạc nhau gần 3 tiếng đồng hồ mới thấy rằng lòng thành của họ
bị thử thách quá nhiều.
“Quãng
đường đi bộ quá xa và quá sức đối với mẹ tôi đã hơn 70 tuổi. Các cụ đã muốn con
cháu chúng tôi dẫn đi chiêm bái Phật Ngọc từ trước nhưng Đà Nẵng, TP. Hồ Chí
Minh quá xa và nay gặp dịp tổ chức ở gần nên quyết tâm đi. Thế mà vất vả lắm
tôi mới dẫn được mẹ vào tới chùa Phật Tích nhưng cũng chắc tới gần để bái được
do quá đông. Lúc trở ra thì lạc nhau do tôi dừng lại mua chai nước cho cụ trong
khi đoàn nghỉ chân vì nhiều người cao tuổi quá mệt, không thể tiếp tục đi bộ”, chị
Hằng nói.
Nếu
tính cả quãng đường ra vào thì mỗi người sẽ phải đi bộ gần 20km để quay lại chỗ
bãi ôtô về nhà. Quãng đường này đến thanh niên còn thở không ra hơi chứ đừng
nói đến các cụ ngoài 60, 70 tuổi. Vậy là dịp hiếm hoi để cánh xe ôm “nghiệp dư”
địa phương thoả sức kiếm tiền. Chẳng hiểu sao lực lượng cảnh sát giao thông lập
chốt ngăn chặn tất cả các phương tiện của du khách, phật tử nhưng với người dân
địa phương thì chào thua. Lực lượng xe ôm hàng trăm người (đa phần là người địa
phương bỏ công việc nhà, đồng ruộng…) để tranh thủ kiếm thêm. Ấy thế mà “cung”
cũng không đủ đáp ứng “cầu” khi hàng vạn phật tử, du khách quay trở ra đều mệt
mỏi và muốn ra chỗ bãi ôtô càng sớm càng tốt.
Thôi
thì cảnh chở ba, chở bốn diễn ra ngay trước các chốt của lực lượng cảnh sát
giao thông. Con đường làng vốn vẳng vẻ nay bỗng đông đúc thậm chí cả tắc đường
khi hàng trăm chiếc xe máy chạy qua chạy lại chở du khách ra ngoài. Giá cả cũng
ở mức trên trời và cũng tuỳ thuộc vào việc ra tới chỗ nào. Nhiều du khách trả
tiền xong mới ngã ngửa ra rằng xe ôm chỉ chở tới chốt an ninh gần chùa nhất và
họ lại phải tiếp tục cuốc bộ thêm đoạn đường nữa mới ra tới ngoài.
Lễ
hội văn hoá, tín ngưỡng thì năm nào nước ta cũng tổ chức như: Chùa Hương, Yên
Tử… Mà chẳng hiểu tại sao ở Đại lễ cung nghinh tượng Phật Ngọc hoà bình thế
giới lại chẳng áp dụng thêm kinh nghiệm? Có thể những người tổ chức cũng đã
tính đến những sự việc này nhưng họ không lường trước được số lượng phật tử, du
khách đổ về quá đông so với cơ sở vật chất, hạ tầng của huyện Tiên Du nhỏ bé.
Ai
đã đi rồi thì cũng đành lòng, ai chưa đi thì sẽ lại có thêm một lần thử thách
lòng thành tín ngưỡng của mình. Hy vọng, trong tương lai nếu có những sự kiện
hiếm hoi như chiêm bái Phật Ngọc thì các phật tử, du khách sẽ không còn phải
gian nan hành trình, mất của cải và sức lực để thể hiện lòng thành tín ngưỡng
cũng như thoả lòng hiếu kỳ của mình.
Tượng Phật Ngọc hoà bình thế giới được mang về
chùa Phật Tích - Bắc Ninh để phật tử, du khách có dịp chiêm bái.
Để đi tới cột mốc này, phật tử và du khách đã phải trải qua quãng đường đi bộ gần gấp đôi
Phòng bảo vệ trước cổng chùa Phật Tích cũng tấp
nập người ra vào để lấy lại giấy tờ,
tài sản bị mất
Bùn đất lầy lội xung quanh khuôn viên toà
tháp (nơi đặt tượng Phật Ngọc).
Đường vào quá xa và thử thách lớn với những ai sức yếu...
Giải pháp đi xe ôm khi đã quá mệt
Du khách gửi xe máy cũng bị "chém đẹp"
Đội mưa chờ chiêm bái Phật Ngọc
Không phải ai cũng tới được chỗ Phật
Ngọc khi đường vào nhỏ và quá đông
Nếu có tới được chỗ Phật Ngọc cũng phải lội
qua những vũng nước
và bùn quanh khuôn viên toà tháp
Nguồn tin: theo (Vn Media)
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự