Về
phía khách mời có ông Nguyễn Khắc Lợi - Phó Giám đốc sở VHTT- TDTT, ông Bùi Hữu
Dược - Vụ trưởng vụ Phật giáo Ban tôn giáo chính phủ, bà Hồ Thị Dung- Phó văn phòng
chỉ đạo quốc gia 1000 năm Thăng Long Hà Nội, cùng các đại diễn lãnh đạo các sở
ban ngành cùng về tham dự.
Đại
lễ Phật giáo kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội được TW GHPGVN và
Thành hội Phật giáo Hà Nội long trọng tổ chức với nghi lễ và
những hoạt động văn hoá nghệ thuật Phật giáo, nhằm ca ngợi tán thán
công đức Thánh đức Lý Thái Tổ - Người sáng lập kinh đô Thăng
Long- cùng các Thiền sư Tổ đức danh tăng tiền bối qua các thế hệ,
triều đại . Đồng thời cũng là dịp để chư Tăng, Ni- Phật
tử ôn lại trang sử hào hùng của Phật giáo Việt
Nam đã đóng góp và kiếm lập nền văn hiến Thăng Long- thủ đô
Hà Nội
Nội
dung chương trình Đại lễ được tổ chức:
1.
Lễ rước bài vị vua Lý Thái Tổ, Long vị các bậc quốc sư danh Tăng Việt Nam,
được rước từ đền Đô về triều bái tại chùa Tiên Sơn, sau đó về an vị tại chùa
Quán Sứ, thời gian 1 ngày.
2. Đại
lễ Kỳ an- Kỳ Siêu, dự kiến ngày 29/07/2010 tại Hoàng thành Thăng Long.
3.
Hội thảo khoa học và tuần lễ văn hoá nghệ thuật Phật giáo, tổ chức tại các địa
điểm thích hợp trên khắp địa bàn thủ đô Hà Nội, thời gian 7 ngày.
4.
Một số hoạt động khác: Ca nhạc, Triển lãm, từ thiện. Gắn biển những công
trình chào mừng 1000 năm tuổi Phật giáo Thăng Long - Hà Nội và công bố kỷ lục
Phật giáo.
Căn
cứ thời gian thích hợp, dự kiến từ 01 tháng 01 năm 2010 đến 26 tháng 07 năm
2010 , để tổ chức cho những sự kiện này tại các chùa trên địa bàn thủ đô Hà
Nội, Đại lễ sẽ được diễn ta từ ngày 27 tháng 07 năm 2010 đến ngày 02 tháng 08 năm
2010- tức 16 tháng 06 đến 22 tháng 06 năm Canh Dần.
Phương
châm tổ chức các hoạt động Phật sự là:
+
Phật giáo với dân tộc
+
Trung ương GHPGVN với Thành hội Phật giáo Hà Nội
+
Tập trung đông đảo đại chúng Phật tử, thiện nam tín nữ cùng tham gia cùng thực
hiện và được cảm thụ đầy đủ nhất
+
Vận động tốt các nguồn công đức từ mọi tầng lớp xã hội trong nước và nước ngoài.
Đây
cũng là cơ hội ngàn năm có một để xiển dương những giá trị văn hóa của
Phật giáo , bày tỏ lòng tri ân và báo ân đối với lịch đại Tổ sư đặc biệt là đối
với các Quốc sư Cao tăng đắc đạo của Đạo Phật Việt Nam, đồng thời cũng là để giáo
dục truyền thống lịch sử Phật giáo và dân tộc cho Tăng Ni Phật tử Việt Nam
trong và ngoài nước.
Trung
ương GHPGVN phối hợp với BTS Thành hội Phật giáo Hà Nội và văn phòng I đang
thành lập ban chỉ đạo và ban tổ chức để họp bàn và phân công công việc cụ
thể cho từng bộ phận thực hiện.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự