Tham dự và chứng minh buổi lễ có TT Thích Bảo Nghiêm –
Phó chủ tịch TT HĐTS TW GHPGVM - Trưởng ban Hoằng pháp TW - Trưởng BTS Thành hội
Phật giáo Hà Nội; TT Thích Gia Quang – Phó tổng thư ký HĐTS TW GHPGVN – Chánh
Văn phòng I TW; TT Thích Thanh Điện - Uỷ viên TT HĐTS TW GHPGVN – Phó TT Ban hướng
dẫn Phật tử TW đặc trách phía Bắc; TT Thích Thanh Phúc - Uỷ viên TT HĐTS TW
GHPGVN – Phó BTS Thành hội Phật giáo Hà Nội; TT Thích Thanh Hưng - Uỷ viên BTS
Thành hội PG Hà Nội- Trưởng BHDPT Tp Hà Nội; ĐĐ Thích Thanh Quy - Uỷ viên BTS
Thành hội PG Hà Nội – Chánh đại diện Phật giáo huyện Gia Lâm cùng chư tôn đức
BTS Thành hội PG Hà Nội, Ban đại diện huyện Gia Lâm và các Quận, Huyện trong
toàn Thành phố, trụ trì các Tổ đình tự viện và hàng nghìn phật tử thập phương
và nhân dân địa phương cùng về tham dự.
Về phía đại biểu có ông Nguyễn Văn Trân – Nguyên Bí
thư Xứ uỷ Bắc kỳ (trước năm 1945)- Nguyên bí thư TW Đảng; ông Dương Minh Đức –
Nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội; ông Trần Văn Tường – Phó bí thư thường trực Huyện
uỷ Gia Lâm;ông Nguyễn Huy Việt – Phó Bí thư - Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cùng
đại diện các cơ quan ban ngành,chính quyền sở tại cùng về tham dự.
Chùa Đô, tương truyền được xây dựng trước khi xây dựng
cố đô Huế - chùa đã bị thực dân Pháp đốt phá trong những ngày đầu toàn quốc
kháng chiến (1974). Mặc dù được các cấp chính quyền và nhân dân quan tâm, nhưng
trải qua những năm tháng mưa, nắng và những thăng trầm của lịch sử, chùa Đô chỉ
còn lại dấu tích như nền móng, chân tảng, tháp chùa.
Tam quan chùa Đô là nơi ghi mật hiệu báo động cho các
đồng chí cán bộ Xứ uỷ của Trung ương về công tác tại Trung Mầu. Các lớp huấn
luyện và nghiên cứu chính trị của Xứ uỷ và cán bộ của Đảng do đồng chí Hoàng Quốc
Việt chủ trì được tổ chức tại chùa Đô.
Nhân dân xã Trung Mầu tự hào vì có chùa Đô, một di
tích lịch sử văn hoá của các lớp cha ông để lại, là một địa điểm lưu giữ
những sự kiện lịch sử vô cùng quan trọng và quý giá của Đảng trong sự nghiệp
cách mạng giải phóng dân tộc.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự