Đức Phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Đại lão
HT. Thích Hiển Pháp; HT. Thích Đức Nghiệp - Phó Thư ký Hội đồng Chứng minh
TƯGH, HT. Thích Từ Nhơn - Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS TƯGH, HT. Thích
Trí Quảng - Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Trị sự THPG TP.HCM, Chư tôn đức
HĐTS, Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.HCM đã quang lâm chưng minh buổi lễ.
Các ông Lê Thanh Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư
Thành ủy; ông Lê Hoàng Quân - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
TP; ông Nguyễn Văn Đua – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; bà Phạm Thanh Thảo -
Chủ tịch HĐND TP; ông Dương Quan Hà - Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP cùng
lãnh đạo các bộ, ngành TƯ; các ban ngành thành phố, đông đảo Phật tử và
nhân dân thành phố đến dự và thành kính dâng hương tưởng niêm.
Phát biểu bắt đầu buổi lễ, ông Lê Tôn Thanh – Phó Giám
đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP đã khái quát quá trình xây dựng công
trình Tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức, qua đó cho biết từ đầu năm 2005, Ủy ban
Nhân dân thành phố đã quyết định chọn mặt bằng Trạm xăng dầu số 70-72 Cách Mạng
Tháng Tám thuộc Tổng Công ty Xăng dầu khu vực II và kho của Công ty Kho bãi
thành phố, với diện tích 1848 m2, gần nơi Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự
thiêu, để triển khai xây dựng công trình, đến tháng 6 năm 2007 hoàn thành việc
đền bù giải tỏa mặt bằng.
Trong năm 2007, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối
hợp cùng Thành hội Phật giáo thành phố thực hiện việc chuẩn bị nội dung, tổ chức
cuộc thi và chọn được mẫu tượng đài, phù điêu đoạt giải để thực hiện công trình
từ ngày 6-11-2007. Đến 17-9 vừa qua công trình chính thức được hoàn thành với tổng
mức đầu tư điều chỉnh là 23.076.845.000 đồng.
Ông Lê Tôn Thanh cũng cho biết,
trong quá trình thực hiện công trình, mặc dù gặp nhiều khó khăn vướng mắc về
quy trình, thủ tục, công trình đòi hỏi chất lượng thẩm mỹ, có tính chất đặc
thù, phải thường xuyên chỉnh sửa nên tiến độ có kéo dài nhưng việc thực hiện
công trình đã được tuân thủ theo đúng quy trình, trải qua nhiều bước thực hiện,
được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, giám sát, giải quyết kịp thời những phát sinh
của lãnh đạo thành phố cùng với sự nỗ lực, tâm huyết của Hội đồng nghệ thuật, tác
giả và các đơn vị chủ đầu tư, tư vấn giám sát, công trình đã được hoàn thành đạt
yêu cầu về chất lượng, nghệ thuật và nội dung ý nghĩa.
Phát biểu tại buổi lễ, HT. Thích Trí Quảng đã nêu lên
sự vi diệu về ngọn lửa thiêng của Bồ Tát Thích Quảng Đức cách đây 47 năm: “Ngọn
lửa tự thiêu ngời sáng tinh thần Bi Trí Dũng của Bồ tát Quảng Đức đã khiến cho
nhân dân thế giới phải kinh ngạc, phải xúc động và khen ngợi vô cùng. Ngọn lửa
tự thiêu của Ngài cũng tỏa sáng cho các dân tộc thế giới biết đến sự hiện hữu kỳ
vĩ của Phật giáo Việt
Và hơn thế nữa, ngọn lửa tự thiêu của Bồ tát Quảng Đức
còn gióng lên hồi chuông ngân vang sức mạnh của sự kham nhẫn, một sức mạnh phi
thường và kỳ diệu. Đức Phật đã nói đó là điều quan trọng nhất mà người tu phải
trang nghiêm thân tâm mình.”
Dịp này, HT. Thích Trí Quảng cũng hồi tưởng lại quá
trình tu tập và hành đạo miên mật, lặng lẽ của bậc chân tu khả kính và tin tưởng
rằng các thế hệ kế tiếp sẽ noi gương sáng của Bồ tát để tạo dựng cuộc sống từ
bi, bình đẳng, vô ngã, vị tha, làm cho đạo pháp hưng thạnh và đất nước phồn
vinh. Đó chính là điều mà Tăng Ni và Phật tử thành phố nói riêng và cả nước nói
chung đều mong muốn.
Thay mặt lãnh đạo thành phố, ông Nguyễn Thành
Tài - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố đã phát biểu và
nhấn mạnh hành động dũng cảm của Bồ Tát Thích Quảng Đức là biểu tượng chói ngời
của tinh thần yêu nước, thể hiện ý chí kiên cường của phong trào cách mạng và
nhân dân miền Nam trước sự bạo tàn của chế độ cầm quyền tại Sài Gòn lúc bấy giờ.
Sự hy sinh kỳ vĩ ấy đã làm chấn động hoàn cầu và thức tỉnh lương tri nhân loại
trên khắp năm châu.
“Chính từ ngọn lửa thiêng của Bồ tát đã làm thổi bùng
lên tinh thần đấu tranh dũng cảm của đông đảo Tăng Ni, Phật tử và bao lớp người
yêu nước, thúc đẩy phong trào cách mạng ở miền Nam thu đạt nhiều thắng lợi to lớn,
giòn giã. Ngọn lửa Đại hùng lực, Đại từ bi của Ngài và hàng hàng lớp lớp chư
Thánh tử đạo trong thời điểm lịch sử này đã góp phần quan trọng dẫn đến sự sụp
đổ của chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, chế độ thực dân mới, tiến đến Đại thắng
mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự
do, thống nhất của toàn dân tộc”, ông Nguyễn Thành Tài khẳng định.
Ông Nguyễn Thành Tài cũng cho rằng, Việc xây dựng Tượng
đài Bồ tát Thích Quảng Đức ngay tại địa điểm ghi lại dấu ấn lịch sử hào hùng
năm xưa mang một ý nghĩa đặc biệt. Đó chính là sự ghi nhận công lao, thể hiện sự
tôn vinh cao nhất của lãnh đạo và nhân dân thành phố đối với tấm gương hy sinh
cao cả của một bậc chân tu đã hiến trọn đời mình cho Đạo pháp, Dân tộc. Qua đó,
một lần nữa chứng minh tính hòa quyện và đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo
trong suốt chiều dài 2.000 năm hiện diện trên đất nước Việt
Ngay sau đó, chư tôn giáo phẩm chứng minh và lãnh đạo
thành phố đã cắt băng khánh thành và dâng hương tưởng niệm trước tôn tượng Bồ
Tát Thích Quảng Đức. Nhân lễ khánh thành, nhiều lẵng hoa tươi thắm của các cơ
quan, đơn vị đã trang trọng gởi đến chúc mừng.
Quang cảnh buổi lễ
Ông Lê Tôn Thanh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP phát biểu
HT. Thích Trí Quảng – Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Trị sự THPG TP.HCM phát biểu
Ông Nguyễn Thành Tài – Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố phát biểu
Lãnh đạo thành phố và Phật tử tham quan công trình
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự