Nghi thức khai quang yên vị tượng Thánh (hay “hô thần
nhập tượng” theo cách gọi dân gian) là truyền thống văn hóa tâm linh tốt đẹp của
dân tộc và Phật giáo Việt
Thượng tọa Thích Thanh Quyết cho biết thêm, lúc 23 giờ ngày 20/9, toàn bộ hệ thống dàn giáo bằng sắt phục vụ cho công tác thi công tượng Thánh Gióng đã được hạ xuống; tượng Thánh Gióng vững vàng trụ giữa đất trời.
Các hạng mục khác của Dự án Tượng đài Thánh Gióng cũng cơ bản hoàn thành như nhà phương đình, sân hành lễ, hệ thống điện... Đặc biệt, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã huy động 1.000 doanh nhân trồng 1.000 cây tùng La Hán trên khu vực Tượng đài.
Ban quản lý dự án tiến hành chỉnh trang, trải nhựa con đường công vụ trước đây để ôtô có thể đưa khách lên đỉnh núi, nơi đặt Tượng đài Thánh Gióng. Bên cạnh đó còn có hai đường dành cho khách hành hương tản bộ ngắm cảnh, lên chiêm bái Tượng đài.
Lễ khánh thành và gắn biển công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội cho Tượng đài Thánh Gióng sẽ được thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể trong dịp 10 ngày Đại lễ.
Tượng đài Thánh Gióng được đặt trên đỉnh Đá Chồng cao 297m thuộc dãy núi Sóc, theo lưu truyền là nơi Thánh Gióng (trong “tứ Thánh bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam) sau khi thắng giặc, cởi bỏ giáp sắt về trời.
Tượng được đúc bằng đồng nguyên chất, nặng khoảng 85 tấn, chiều cao tới đỉnh (cả bệ) là 14,2m, độ vươn ra là 16m; mô phỏng hình ảnh vị Thánh trẻ tuổi tay mang tre ngà, thúc ngựa hướng về trời xanh. Tổng dự toán công trình khoảng 60 tỷ đồng, trong đó phần đúc tượng gần 30 tỷ đồng.
Công trình Tượng đài Thánh Gióng được Sở Văn hóa-Thông tin Hà Nội (cũ) khởi
công từ tháng 7/2004 (giai đoạn 1). Tháng 10/2007, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà
Nội quyết định chuyển giao Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt
Ngày 26/1/2008, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã làm lễ đặt đá xây dựng Tượng đài. Ngày 26/10/2009, thớt đồng đầu tiên của tượng Thánh Gióng được khởi đúc.
Ngày 5/3/2010, giọt đồng cuối cùng được đổ, hoàn thành việc đúc tượng. Ngày
19/5/2010, tượng Thánh Gióng bắt đầu được rước lên đỉnh núi để lắp dựng.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự