Sáng ngày rằm tháng tám, chúng tôi có mặt tại Khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc. Mới 6h sáng mà dòng người và xe đã như nêm cối trên các ngả đường dẫn về đền thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo trong dịp kỷ niệm 708 năm ngày mất của Ngài.
Khách
thập phương, người ở Hà Nội về, người ở Hải phòng, Hưng Yên, Bắc Giang
cũng đã có mặt... Chúng tôi gặp các anh chị công tác ở Tỉnh ủy đang
tham gia tổ chức lễ hội truyền thống mùa thu Côn Sơn kiếp bạc. Họ hồ
hởi bảo: "Tỉnh ủy, UBND, Sở Văn hóa, thông tin và du lịch Tỉnh Hải
Dương đã huy động tất cả cán bộ đi làm nhiệm vụ để bảo đảm cho nhân dân
về dự Lễ khai ấn an toàn, yên vui, tiết kiệm".
Đền
Kiếp Bạc, thuộc quần thể khu di tích lịch sử văn hoá linh thiêng của
đất nước thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Theo tục lệ, hàng năm,
vào đêm 15 tháng tám, trước ngày giỗ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, ở đây
diễn ra một nghi lễ đặc biệt: Lễ khai ấn.
Những
năm vừa qua, đền Kiếp bạc linh từ đã được đại trùng tu. Hoành phi, câu
đối và các đồ tế khí thờ Đức Thánh Trần được sơn son thếp vàng uy
nghiêm như hội tụ linh khí Đông A, nhắc nhở cháu con nối nghiệp gìn giữ
giang sơn cho "quốc thái dân an".
Nằm
trong quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc, đền Kiếp Bạc thờ Hưng Đạo Đại
vương Trần Quốc Tuấn, thân phụ, thân mẫu và các nam tử, nữ tử....
Lễ
khai ấn năm nay được diễn ra dưới sự chủ trì của Tỉnh hội Phật giáo
tỉnh Hải Dương cùng phối kết hợp với Sở Văn hóa, thông tin và du lịch
tỉnh do chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ UBND tỉnh Hải Dương
Trước
khi làm lễ khai ấn, buổi sáng tại đền Kiếp bạc, TT. Thích Thanh Vân-
trưởng BTS PG tỉnh đã chủ trì khoá lễ tịnh đền, Cúng Trần Triều- Cung
nghinh Đức Thánh Trần cùng thân quyến nhà Trần.
Sau
đó chư tôn Đức BTS PG Hải Dương đã cùng với các vị trong Ban lãnh đạo
các sở ban ngành tỉnh Hải Dương về thắp hương cáo yết Tam tổ Trúc Lâm
tại chùa Côn Sơn, thắp hương tại đền thờ danh nhân Nguyễn Trãi, Đại tư
đồ Trần Nguyên Đán cũng nằm trong quần thể khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc.
Chiều cùng ngày, ngài Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng nước CHXHCN Việt
Ngài
thủ tướng đánh giá rất cao những thành quả mà Tỉnh Hải Dương, Sở VHTT
và Du lịch, BQL di tích cũng như nhân dân tỉnh Hải Dương đã nỗ lực bảo
vệ và xây dựng khu di tích ngày càng trang nghiêm và xứng tầm với bề
dày lịch sử của đất nước.
Tại chùa Côn Sơn, Ngài đã trồng cây Bồ Đề lưu niệm do đích thân ngài mang về từ đất Phật.
Sau
đó, thay mặt Đảng, Nhà nước và tỉnh uỷ Hải Dương, Ngài Thủ tướng đã
trang trọng làm lễ khai ấn Trần triều đại vương và đích thân Ngài đã
trao ấn cho các vị lãnh đạo các ban ngành đoàn thể và một số bà con
Phật tử.
Sau đó, Lễ khai ấn được khởi hành bắt đầu từ giờ Tý (23 giờ đêm đến 1giờ sáng).
Đội
tế, nhà đền và dàn nhạc cổ rước Ngọc ấn từ cung cấm ra ngoài Trung
đường, chư Tăng tỉnh hội PGHD làm nghi thức trì chú tịnh đàn.
Sau hồi chiêng trống vang lên linh thiêng như gọi hồn thiêng đức Đại vương và các Tiên đế, Đồng chí Bí Thư tỉnh uỷ Hải Dương trịnh trọng nâng Ngọc ấn ra đóng vào các mảnh vải vàng, để mọi ngưòi thỉnh đem về nhà thờ lấy may.
Sau
lễ hội, trở ra về, trịnh trọng đặt lộc khai ấn lên ban thờ, thắp nén
hương thành kính, ấy là niềm tin và tâm linh hòa làm một trong lòng mỗi
người con dân đất Việt.
Sáng mai, 16 tháng 8 Mậu tý, lễ khai mạc lễ hội truyền thống mùa thu Côn Sơn Kiếp bạc sẽ được tổ chức.
Một số hình ảnh tại buổi lễ:
Cây Bồ đề Chính phủ
Ấn Độ tặng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến thăm Ấn Độ năm 2007.
Cây bồ đề này được chiết ra từ cây bồ đề nơi Đức Phật thiền định và
thành đạo và được trồng tại chùa Côn Sơn, chốn tổ của Thiền phái Trúc
Lâm
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự