Hiểm họa Môi trường được quan tâm nhất tại Hội thảo quốc tế Phật giáo vùng Mê Kông

Chủ nhật - 15/11/2015 09:51

Hiểm họa Môi trường được quan tâm nhất tại Hội thảo quốc tế Phật giáo vùng Mê Kông

Chiều ngày 14/11/2015, tại Học viện Phật giáo VN TP.HCM đã diễn ra phiên Bế mạc Hội thảo quốc tế “Phật giáo vùng Mê Kông: Lịch sử và phát triển” sau 2 ngày làm việc liên tục.
Đến tham dự phiên Bế mạc Hội thảo có HT.TS Thích Thiện Tâm – Phó chủ tịch HĐTS – Phó viện trưởng VNCPH VN, HT. Lama Lobzang - Tổng thư ký liên minh Phật giáo toàn cầu; IBC, PGS TS Võ Văn Sen – Hiệu trưởng Đại học KHXH&NV, Giáo sư Lê Mạnh Thát – UVTT HĐTS – Phó viện trưởng VNCPH VN,  Giáo sư Bhatt - Chủ tịch UB Nghiên cứu triết học Ấn Độ; bộ phát triển tiềm năng con người chính phủ Ấn Độ, ông Trần Tấn Hùng – Phó ban tôn giáo Chính phủ, cùng hiện diện của chư tôn giáo phẩm GHPGVN, Ban tôn giáo chính phủ, các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, các nhà nghiên Phật học, chư Tăng Ni… trong nước và quốc tế.

Tại phiên Bế mạc, Giáo sư Lê Mạnh Thác đã đại diện cho chủ tọa đoàn phát biểu diễn văn Bế mạc Hội thảo. Giáo sư đã gởi lời cảm ơn sâu sắc đến quý đại biểu tham dự hội thảo, thay mặt chủ tọa đoàn nhất trí thông qua các hiệp định chung của Hội thảo. Giáo sư mong muốn các nước Phật giáo trên thế giới cùng nhau bảo tồn, xây dựng và phát triển một đạo Phật chung của nhân loại. Đặc biệt là cùng chung tay xây dựng một vùng Mê Kông mãi gắn liền với nền văn hóa Phật giáo, kinh tế giàu mạnh, đời sống văn minh và môi trường sạch đẹp.

Tiếp theo, PGS TS Nguyễn Công Lý đánh giá tổng kết Hội thảo. Hội thảo kỳ này Ban tổ chức đã nhận được gần 150 tham luận của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, trong đó có 95 bài tiếng Việt, 02 bài tiếng Trung, 48 bài tiếng Anh. Tất cả các bài tham luận đều xoay quanh 5 nội dung chính : (i) Phật giáo vùng Mê Kong: Quá trình du nhập và phát triển, (ii) Giao lưu và hội nhập, (iii) Di sản và văn hóa, và (iv) Bảo vệ môi trường và ứng xử môi trường. (v) Vấn đề toàn cầu hóa.

Hội thảo khoa học quốc tế lần này đã đặt ra cho Giáo hội Phật giáo các nước và các nhà nghiên cứu khoa học xã hội tiếp tục suy nghĩ 6 vấn đề cần được quan tâm sâu sắc:

Một là, Phật giáo các nước vùng Mê Kông cần kêu gọi và giáo dục Tăng đoàn và giáo đồ nên trở về với cội nguồn tử tưởng giáo lý nguyên thủy để áp dụng thiết thực vào đời sống của từng dân tộc.

Hai là, trong thời đại toàn cầu hóa, giao lưu và hội nhập, bên cạnh những nét chung của cộng đồng Phật giáo quốc tế, thì Phật giáo các nước vùng Mê Kông vẫn nên giữ bản sắc riêng của dân tộc mình.

Ba là, Mọi người  trong khu vực và trên thế giới này hãy sống và ứng xử với nhau theo phép lục hòa, nói lời ái ngữ, thực hành thập thiện, có như thế thì nhân loại mới an lành hạnh phúc.

Bốn là, Phật giáo các nước vùng Mê Kông cần bảo tồn và tôn tạo những giá trị di sản văn hóa Phật giáo của đất nước mình.

Năm là, Phật giáo các nước vùng Mê Kông và trên thế giới cần đoàn kết thống nhất vận dụng lời Phật dạy được ghi chép trong kinh văn về vấn đề sống bảo vệ và giữ gìn môi trường, sống hòa hợp với môi trường tự nhiên trong thời đại hiện này khi con người đang dần hủy hoại môi trường sống.

Sáu là, làm rõ vai trò của Phật giáo vùng Mê Kông trong việc duy trì hòa bình, toàn vẹn lãnh thổ trên nền tảng tôn trọng luật pháp quốc tế và phát triển bền vững đối với các nước trong và ngoài vùng Mê Kông…

Cũng nhân dịp này, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM và Trường Đại học Lâm Tỳ Ni Ấn Độ đã cùng nhau ký kết thông qua một số hiệp định về Giáo dục để hổ trợ nhau trong quá trình Du học của Tăng Ni sinh 2 nước và cùng nhau trao đổi, nghiên cứu về Phật học...

Phattuvietnam.net xin giới thiệu hình ảnh của phiên Bế mạc:

Xem thêm: Khai mạc Hội thảo Quốc tế “Phật giáo vùng Mê Kông: Lịch sử và phát triển”











Giáo sư Lê Mạnh Thát phát biểu bế mạc

PGS TS Nguyễn Công Lý đánh giá tổng kết Hội thảo













HT TS Thích Thiện Tâm nhận thức chung về Hội thảo

Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM và Trường Đại học Lâm Tỳ Ni Ấn Độ cùng ký Hiệp định giáo dục

Nguồn tin: PTVN.NET

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây