Hà Nội: Họp báo công bố vở cải lương “Vua Phật”

Thứ năm - 19/11/2015 09:03

Hà Nội: Họp báo công bố vở cải lương “Vua Phật”

Chiều ngày 06/10/Ất Mùi (17/11/2015) Chương trình họp báo công diễn vở cải lương “Vua Phật” đã được diễn ra tại văn phòng I chùa Quán Sứ - trụ sở T.Ư GHPGVN.
Được sự đồng thuận của GHPGVN, sự ủng hộ của Cục nghệ thuật biểu diễn Nhà hát Cải lương Việt Nam và đơn vị tổ chức là Công ty Cổ phần truyền thông đa phương tiện KH (KH media), đã triển khai và hoàn thiện vở Cải lương “Vua Phật”- ” của tác giả Bùi Hữu Dược, do NSƯT Triệu Trung Kiên đạo diễn, với sự cố vấn Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Một vở diễn được xây dựng từ nguồn vốn 100% xã hội hóa.

Vở cải lương “Vua Phật” sẽ ra mắt vào dịp kỷ niệm 707 năm ngày nhập niết bàn của Phật hoàng Trần Nhân Tông (1/11 âm lịch năm 2015).

Chứng minh và tham dự cuộc họp báo có TT.Thích Đức Thiện – Tổng thư ký HĐTS GHPGVN; TS.Bùi Hữu Dược- Vụ trưởng vụ Phật giáo Ban tôn giáo Chính phủ - Tác giả kịch bản; NSƯT Hoàng Văn Đạt - Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam; NSƯT Triệu Quang Vinh - Chuyển thể Cải lương;  NSƯT Triệu Trung Kiên – Đạo diễn cùng các ê kíp sáng tạo vở cải lương “Vua Phật” cùng đông đảo các phóng viên báo đài cùng về tham dự và đưa tin.

Tại buổi họp báo TT.Thích Đức Thiện-Tổng thư ký HĐTS GHPGVN phát biểu chia sẻ: Vở cải lương “Vua Phật” như nhắc lại những giá trị lịch sử của đất nước, lịch sử Phật giáo của Việt Nam để người dân có thể hiểu thêm và tự hào. Xây dựng hình ảnh về Phật Hoàng Trần Nhân Tông trên sân khấu sẽ là một sự khó khăn, và phải cần phải có sự đầu tư rất công phu.

Vở cải lương “Vua Phật” được nhà hát Cải lương dàn dựng rất có ý nghĩa đối với xã hội chúng ta hiện nay được thể hiện với tinh thần khoan dung anh minh trí tuệ và tinh thần nhập thế của đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Đây là một sự kiện đặc biệt đối với lịch sử văn hóa dân tộc và lịch sử văn hóa Việt Nam.

Thượng tọa Tổng thư ký tin tưởng với kịch bản văn học của TS Bùi Đức Dược, người đã có nhiều năm nghiên cứu về Phật giáo, vở cải lương sẽ đáp ứng được đúng tinh thần về một vị Phật- vị Vua trong lòng người dân Việt Nam
 
NSƯT Hoàng Văn Đạt - Phó Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam phát biểu ý kiến để thực hiện vở diễn này là một sự mạnh dạn và quyết tâm của anh em nghệ sĩ Nhà hát Cải lương Việt Nam trong việc thực hiện hoàn toàn bằng nguồn kinh phí từ xã hội hóa và vận động quyên góp không có nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Anh Em nghệ sĩ trong đoàn sẽ đóng góp hết công sức bằng tất cả tâm huyết của mình để cống hiến cho công chúng được xem một tác phẩm đầy ý nghĩa.


TS. Bùi Hữu Dược phát biểu chia sẻ về ý nghĩa và sự hình thành vở diễn “Vua Phật”. Xuất phát từ việc học trò của chúng ta hiện nay không thích học môn lịch sử. Từ đó ông đã viết câu chuyện Phật Hoàng Trần Nhân Tông để cho thanh thiếu niên dễ dàng tiếp cận với lịch sử Việt Nam.

Câu chuyện đó đã có cơ duyên đến tay các nhà đạo diễn và các nghệ sỹ, từ một câu chuyện nhỏ đã trở thành một việc làm lớn, các nhà đạo diễn từ cốt chuyện đã dựng lên vở kịch “Vua Phật” một vị vua độc đáo hy hữu trên thế giới. Thế giới có Thái tử xuất gia thành Phật còn Việt Nam có Vua xuất gia thành Phật, khác với nhiều vị quân vương trong thời kỳ phong kiến Việt Nam, Trần Nhân Tông không chỉ là vị vua anh minh mà còn muốn qua đạo tạo đời . Vở diễn với tư tưởng, tình cảm và tâm huyết của các nghệ sỹ đóng góp đã được ra đời, trải qua nhiều khó khăn và gian nan trong việc tạo dựng nhưng anh em đã quyết tâm đồng lòng để hoàn thiện vở diễn.

Nhân dịp này Ông bày tỏ sự cảm ơn đối với GHPGVN, các anh chị em nghệ sỹ đặc biệt là lãnh đạo nhà hát Cải lương Việt Nam đã giúp đỡ để vở diễn được hoàn thiện và sớm công chiếu đến công chúng.


NSUT Triệu Trung Kiên trình bày kế hoạch công diễn vở diễn, trong thời gian này là những giai đoạn cuối cùng của các bộ phận đang hoàn thiện trong việc kết nối để hoàn thành vở diễn. Vở diễn “Vua Phật” với sự phối hợp của nhiều đơn vượt qua khỏi khuôn khổ nhà hát cải lương.

Có thể nói, “Vua Phật” là một sự “thử sức” mới của Nhà hát Cải lương Việt Nam khi giao cho một ekip rất trẻ thực hiện, gồm các nghệ sĩ trẻ tài năng của nhà hát đảm nhiệm các vai diễn như: nghệ sĩ Minh Hải (vai Trần Nhân Tông hồi I), Quang Khải (vai Trần Nhân Tông hồi II), Văn Đáng (vai Trần Anh Tông), Hoàng Tùng (vai Trần Thánh Tông)... cùng sự tham gia của các sinh viên trường Đại học Sân khấu Điện ảnh, các nhà sư Học viện Phật giáo Việt Nam...".

Cũng theo đạo diễn, NSƯT Triệu Trung Kiên, khi xây dựng vở diễn, đặc biệt khi xây dựng hình tượng nhân vật Phật Hoàng Trần Nhân Tông, ê kíp đã tôn trọng tất cả những dữ kiện lịch sử mà tác phẩm “Vua Phật” đã thể hiện; chỉ được hư cấu một vài chi tiết rất nhỏ để hấp dẫn người xem và giúp người xem cảm nhận được đây là một tác phẩm nghệ thuật.

Cũng nhân dịp này quý thầy và các thành viên E kíp trong đoàn đã trả lời các câu hỏi của phóng viên báo chí liên quan đến việc xây dựng và hoàn thiện vở cải lương “Vua Phật”. Nội dung trọng tâm tập trung vào những khó khăn luận lợi của đạo diễn và diễn viên trong việc sản xuất, diễn xuất của vở diễn …

Được biết thời gian công diễn vở cải lương “Vua Phật” được diễn ra vào 20h00 các ngày ngày 23,24,25/11/2015 tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ – số 8 Huỳnh Thúc Kháng – Ba ĐÌnh – Hà Nội.

Sau khi tổng duyệt và công diễn. “Vua Phật” sẽ được biểu diễn phục vụ vào Ngày giỗ Đức Phật Hoàng 01/11/2015 (Âm lịch), sau đó sẽ được tổ chức biểu diễn tại các Trung tâm văn hóa Phật giáo, các đình chùa, các địa phương trên cả nước.

























Nguồn tin: Huongdanphattu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây