Trong lời phát biểu khai mạc, TT.Thích Đồng Bổn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam cho biết, tổ chức tọa đàm này có nhiều nguyên do. Bởi trong thời gian dài vừa qua, trong nước lẫn ngoài nước đặt lại vấn đề về cuộc vận động Phật giáo năm 1963 đã xảy ra như thế nào, có sự chuẩn bị - chủ tâm từ trước, hay do những yếu tố hết sức tự nhiên.
Hơn nữa, hiện nay khoa học càng ngày càng phát triển, những gì chúng ta đã biết, những gì tư liệu để lại vẫn chưa đủ để làm sáng tỏ cuộc vận động Phật giáo năm 1963. Và chúng tôi cũng rất mong muốn sau buổi tọa đàm sẽ làm được một bộ phim tư liệu về nhân chứng 1963, trong bộ phim đó chúng tôi sẽ xin ý kiến chư tôn đức, những chứng nhân còn sống.
HT.Thích Đức Nghiệp kể về câu chuyện năm 1963
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Văn Thông kể về bức ảnh chụp lúc HT.Thích Quảng Đức tự thiêu
Buổi tọa đàm, đặt dưới sự chủ tọa của TS.Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo; Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam; PGS.TS.Trần Hồng Liên, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Việt Nam.
Các nhân chứng năm 1963, HT.Thích Đức Nghiệp, HT.Thích Nhật Quang, HT.Thích Tịnh Hạnh, HT.Thích Quang Nhuận, Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, Nhiếp ảnh gia Nguyễn Văn Thông, KTS.Nguyễn Hữu Thái… đã kể những câu chuyện tận mắt mình chứng kiến và trải qua trong cuộc vận động Phật giáo năm 1963.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân kể vào năm 1963, lúc đó đang là
sinh viên Đại học Sư phạm năm 3, là đoàn viên đoàn sinh viên Phật tử Huế
TS.Nguyễn Quốc Tuấn thay mặt chủ tạo đàm đúc kết buổi tọa đàm
Chư tôn đức quan tâm tham dự và lắng nghe buổi nói chuyện
Đúc kết buổi tọa đàm, TS.Nguyễn Quốc Tuấn nhận định “đây là buổi tọa đàm hết sức thiết thực, hữu ích, làm rung động những tình cảm, những suy nghĩ của chúng ta đối với phong trào Phật giáo năm 1963.
Một lần nữa khẳng định rằng, phong trào vận động Phật giáo miền Nam năm 1963, trước hết là để đấu tranh chống kỳ thị tôn giáo, đó là một phong trào tự Phật giáo vận động, chứ không có bàn tay bên ngoài nào hỗ trợ, như nhận định của một số sử gia phương Tây và người nước ngoài thiếu khách quan, theo tôi chúng ta hoàn toàn có thể bát bỏ”.
Nguồn tin: Giác Ngộ
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự