Đại diện chính quyền TP có ông Ngô Khôi, Trưởng ban Tôn giáo TP; GS.TS Trần Văn Nam, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt - Nhật TP.Đà Nẵng, lãnh đạo UBND quận Ngũ Hành Sơn cùng các hội, đoàn thể địa phương.
Mở đầu, đại diện đoàn Phật tử Nhật Bản đã giới thiệu ý nghĩa của mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: về phía Phật giáo, từ thế kỷ thứ VIII đã có ngài cao tăng Phật Triết người Lâm Ấp (An Nam) Việt Nam đến truyền bá âm nhạc, điệu múa Phật giáo và lưu lại chùa Đại An (tỉnh Nara). Ngài được tôn vinh như một người đã đưa các nghi lễ Phật giáo ảnh hưởng sâu rộng đến Nhật Bản, theo như bia ký để lại tại chùa Đại An (vùng Nara, Nhật Bản).
Chùa Đông Đại được xây dựng từ năm 743, hiện được UNESCO xếp hạng Di sản văn hóa Thế giới, vì đây là công trình lịch sử của Vương quốc cổ Nara. Từ những mối quan hệ truyền thống lâu đời đó, thông qua Hội Hữu nghị Việt - Nhật, đây là lần thứ 3 đoàn Phật tử chùa Đông Đại thăm chùa Quan Thế Âm và TP.Đà Nẵng.
Các nhà sư Nhật Bản đã tiến hành các nghi lễ chú nguyện, gia trì tôn tượng. Chư tôn đức Tăng BTS PG TP và chùa Quan Thế Âm cũng đã tiến hành nghi lễ truyền thống của PGVN - gia trì, chú nguyện tôn tượng vừa được trao tặng.
Khóa lễ trì kinh theo PG Nhật Bản trước tôn tượng
Nghi an vị theo truyền thống PG VN
Được biết, tôn tượng Thập nhất diện Quan Âm cao 88cm, nặng 33kg, chất liệu đồng, được nhà điêu khắc Mizushima Iwane, sinh năm 1939 - là điêu khắc gia hàng đầu của Nhật Bản thực hiện và cúng dường 50% số tiền cho chùa Đông Đại để trao tặng đến chùa Quan Thế Âm (Đà Nẵng). Đây là phiên bản của bức tượng Thập nhất diện Quan Âm được vị sư Ấn Độ - Bodhisena và ngài Phật Triết thỉnh từ Ấn Độ sang Nhật Bản và hiện được coi là Quốc bảo của đất nước Nhật Bản.
TT.Thích Huệ Vinh cho biết - đây không những là món quà tặng đặc biệt mang tính chất tâm linh mà còn mang ý nghĩa thắt chặt tình đoàn kết, tăng cường mối quan hệ giữa hai quốc gia, hai nền Phật giáo.
Sau buổi lễ gia trì chú nguyện và trao tặng tôn tượng, đoàn đã có buổi giao lưu, trình diễn văn nghệ và tham quan TP.Đà Nẵng.
Nguồn tin: Giác Ngộ
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự