Bí ẩn thành phố cổ Nan Madol và truyền thuyết về người khổng lồ

Thứ năm - 09/11/2017 20:08
Tàn tích của một thành phố cổ thuộc về nền văn minh bí ẩn đã được tìm thấy trên hòn đảo Pohnpei nằm giữa Thái Bình Dương. Theo truyền thuyết của người dân địa phương, một chủng người khổng lồ vào thời xa xưa đã xây dựng nên thành phố này.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể lý giải tại sao người cổ đại có thể xây dựng những bức tường với những tảng cự thạch này. (Ảnh: ancient-code.com)
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể lý giải tại sao người cổ đại có thể xây dựng những bức tường với những tảng cự thạch này. (Ảnh: ancient-code.com)

Những tàn tích này nằm trên một hòn đảo xa xôi có tên là Pohnpei, từng là thủ phủ của triều đại Saudeleur, ngày nay là một trong bốn tiểu bang trong liên bang Micronesia, thuộc châu Đại Dương. Nơi thành phố được tìm thấy có tên là Nan Madol, theo tiếng địa phương có nghĩa là “Không gian giữa” ý nói đến hệ thống kênh ngòi chằng chịt đan xen bao quanh thành phố này.

Toàn bộ thành phố Nan Madol dường như đang tọa lạc trên một đầm phá ven bờ biển.

Mặc dù trên thực tế, Nan Madol đã thu hút không ít các nhà nghiên cứu, tuy nhiên không nhiều người biết đến những công trình kiến trúc khổng lồ và cả những dân tộc cổ xưa từng sinh sống tại đây.

Nan Madol bao gồm khoảng 90 hòn đảo nhỏ nhân tạo liên kết với nhau bằng một mạng lưới kênh rạch và thường được gọi là “Venice của Thái Bình Dương”. Các đảo được xây dựng gần như hoàn toàn bằng các bức tường bazan hình lăng trụ cao từ 5,5m đến 7,6m và dày khoảng 5,2m.


Bản đồ thành phố cổ Nan Madol. (Ảnh: DV.is)

Bazan là một loại đá được hình thành từ dung nham núi lửa. Các bức tường được xây dựng bằng cách xếp chồng lần lượt các khối đá cao lên, trông như những cây gỗ bị chặt từng khúc bắt chéo lên nhau.

Các nhà khảo cổ học ước tính tổng số đá bazan hình lăng trụ để xây dựng nên bức tường chắn này là 250 triệu tấn. Tuy nhiên, câu hỏi mà các nhà khảo cổ đặt ra là “Vì sao các bức tường đá khúc bazan được xây dựng bằng cách xếp chồng lên nhau lại quá cao. Trong khi, mỗi một khúc đá bazan như vậy có thể trọng lên tới 50 tấn?”. Cho đến bây giờ nó vẫn là một ẩn số, họ vẫn chưa thể giải thích được câu hỏi do mình đặt ra.

Theo các báo cáo từ Research Gate, toàn bộ di chỉ khảo cổ này có thể xuất hiện từ thế kỷ I hoặc II SCN. Tuy nhiên có rất ít thông tin về khu phế tích.

Còn những ghi nhận của Atlas Obscura thì cho rằng các hoạt động của con người ở nơi đây bắt đầu từ khoảng thế kỷ I – II SCN, nhưng đến tận thế kỷ XII – XIII thành phố cổ này mới được xây dựng.

Những cấu trúc cổ xưa này có thể được quan sát rõ ràng qua Google Earth. Khu vực khảo cổ rộng khoảng 1,5 km và có gần 100 hòn đảo nhân tạo.

Truyền thuyết thú vị về thành phố Nan Madol


(Ảnh: ancient-code.com)

Người dân địa phương tin rằng thành phố cổ Nan Madol được xây dựng bởi hai anh em phù thủy Olisihpa và Olosohpa đến từ vùng đất Katau huyền bí.

Họ được cho là những người khổng lồ có thân hình cao lớn hơn người dân bản địa lúc bấy giờ rất nhiều. Hai anh em này đã lập một đền thờ để thờ vị thần nông nghiệp Nahnisohn Sahpw. Olisihpa và Olosohpa cử hành rất nhiều nghi lễ tại đền thờ và những hòn đá khổng lồ đã được chuyển đến với sự giúp sức bởi một con rồng biết bay.

Điều này đã khiến Nan Madol trở thành một trong những nơi huyền bí nhất hành tinh. Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng, những tảng đá khổng lồ có thể đã được vận chuyển bằng những chiếc bè mảng từ các hòn đảo khác. Tuy nhiên, trong một thí nghiệm cho thấy các khối đá này sẽ bị chìm xuống nước ngay lập tức vì trọng lượng khá nặng.

Bên cạnh đó, cách những người cổ đại xây dựng các bức tường đá bazan trên các rặng san hô đến nay vẫn chưa có lời giải. Nó vẫn còn là một bí ẩn, vì không có tàn dư của các thiết bị máy ra đời sớm vào thời điểm đó có thể giúp các nhà xây dựng chuyển đá đến và xây các bức tường.


(Ảnh: ancient-code.com)

(Ảnh: Pinterest)

(Ảnh: Wikistrike)

Nguồn tin: Tinhhoa.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây