Trong hàng ngàn, hàng vạn người đến Yên Tử, có một người làm khoa học vẫn thường lui tới. Anh kể, một lần trong đoàn người hành hương, khi đến chân núi thấy một người dân địa phương đang ngồi bên đường bán một xâu rắn, anh nhìn thấy một con rắn có vẻ đẹp khác thường, cái mào dựng lên như mào gà, đỏ như lửa, anh liền mua cả xâu rắn và phóng sinh. Đàn rắn bò vào rừng, riêng con rắn có cái mào đỏ rực quay lại nhìn anh một lúc lâu, như muốn nói lời cảm ơn!
Anh tiếp tục leo núi, ngược lên phía chùa Đồng, trong lòng thấy lâng lâng vì đã làm được một việc tốt lành. Chẳng phải rắn cũng là loài cấm săn bắt, cần được bảo vệ đấy ư? Đêm ấy, anh cùng vài người ngủ lại trong một ngôi chùa ở Yên Tử. Một giấc mơ kỳ lạ. Và một chuyện kỳ lạ đã đến với anh!
Anh là một nhà khoa học, không phải một nhà thơ, thế nhưng sáng ra, thi hứng đến với anh dạt dào. Chỉ mấy ngày ở Yên Tử anh đã làm được cả một tập thơ. Tập “Thi vân Yên Tử” có 143 bài đã được xuất bản.
Tôi được anh tặng tập thơ kỳ lạ đó. Tôi còn được đọc những dòng chữ do chính tay đại tướng Võ Nguyên Giáp viết về anh, về tập thơ. “Đọc những bài thơ hay, đượm gió ngàn cao, thấm nguồn suối núi, những bài thơ của một con người đầy tư tưởng nhân văn” (Võ Nguyên Giáp).
Anh còn cho tôi biết, tập “Thi vân Yên Tử” được gửi đi dự giải Nobel Văn học. Trong công văn của Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Thụy Điển số 62 sqvn _ gửi Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn có ghi:
“Về tập thơ viết về Yên Tử cửa nhà thơ Hoàng Quang Thuận gửi Viện Hàn lâm Thụy Điển để ứng cử giải Nobel Văn học, Đại sứ quán xin báo cáo như sau:
…Đồng chí Ngô Tiến Long Tham tán công sứ của Đại sứ quán đã đến Viện Hàn lâm
Thụy Điển tại Stockholm gặp bà Ulrika Kjellin, trợ lý tổng thư ký Viện Hàn lâm
Thụy Điển để trao tập thơ cùng thư giới thiệu của nhà thơ Hữu Thỉnh…”.
(Nhà thơ Hữu Thỉnh hiện là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt
Được giải hay không được giải, đó là số phận của tập thơ. Nhưng, tôi muốn nói
đến người thơ trong đó. Khi chúng tôi mới quen nhau, anh đem cho tôi một cái
cardname đề tên TS Hoàng Quang Thuận, Viện trưởng Viện Công nghệ viễn thông
(Thuộc Viện Khoa học và công nghệ Việt
Sớm cỡi mây, chơi cùng non biếc
Đêm về, bến nghỉ lót trăng nằm
Tiếng sáo thiền ca, vui bất tận
Ngập tràn Yên Tử, trăng trong trăng.
Rất thơ, rất đời,
rất thiền, cũng rất Yên Tử.
Tôi không biết gì
nhiều về anh. Tôi chỉ biết con người anh trong thơ. Tôi thường tâm đắc với câu
thơ của một nhà thơ Nga “Anh có thể dối em, thơ anh không thể dối”. Không thể
dối người đọc trong thơ. Một người xem ra thanh thản, ung dung như vậy có duyên
với đất Phật là lẽ đương nhiên.
Phổ độ chúng sinh,
từ bi hỉ xả… Giáo lý nhà Phật đầy tư tưởng nhân văn. Khi tôi đọc bài thơ “Ân
hận” của anh, với câu chuyện được anh kể lại về xuất xứ của bài thơ: Hôm ấy
đoàn du khách xuống núi, gặp một người đàn bà bản địa, bắt được một con cầy
hương ở gần chùa Giải Oan, anh cùng đoàn khách mải mê câu chuyện gì đó… nên đã
không mua con vật để phóng sinh, nên khi về đến nhà anh rất ân hận. Anh
đã làm một bài thơ khá dài, tôi nhớ mãi những câu:
Đôi mắt sáng của
ngươi
Cứ nhìn ta thăm thẳm...
Ôi, ta ân hận quá.
Đó chính là tiếng lòng
Mộc mạc, chẳng phải thơ
Chính là tiếng lòng ta đó!
Đức Phật nói: Bể
khổ vô biên, quay đầu lại là bờ. Người biết ân hận là người biết quay đầu lại?
Biết thương người, biết quý trọng vạn vật trên đời chăng?
Nhà tôi ở gần chùa
Nam Đồng, tôi có bài thơ ghi ở ngôi chùa linh thiêng đó.
Chắp tay mà lạy đời sau
Bốn phương, tám hướng, bể dâu khó
lường
Lòng trần đã bén mùi hương.
Thì theo tràng hạt, lần đường mà đi!
… Lần trong gió bụi cuộc đời
Mới hay cõi Phật, ở nơi lòng mình.
Phật tại tâm là
vậy. Tâm lành, thì linh nghiệm, cái duyên nhà Phật chính là cái duyên để những
người thành tâm gặp nhau chăng?
Có lần Hoàng Quang
Thuận mời tôi đến nhà anh ăn cơm. Căn nhà thật đẹp ở thành phố Hồ chí Minh. Bấy
giờ tôi mới biết, anh vốn gốc Huế, dòng dõi ngự y triều Nguyễn. Vợ anh,
Phan Thị Kim Thanh, cũng người Huế, dòng dõi hoàng tộc. Theo gia phả, Hoàng tử
thứ bảy của vua Gia Long Nguyễn phúc Tấn, tức Diêm Khánh Vương là bà con trực
hệ với chị Thanh. Gia đình anh được truyền giữ y đức của người xưa, biết chữa
bệnh cứu người. Phổ độ chúng sinh, làm điều thiện, ắt sẽ gặp điều lành!
Cái điều lành đó,
người thơ cảm nhận từ núi cha con, trong bài thơ “Núi phụ tử”:
Phụ tử, phải chăng núi Tử Yên
Phúc lai sinh được núi con hiền
Con cao, cha thấp, tên Yên Tử
Phúc địa ngàn xưa, gọi núi thiêng.
Khi ngồi viết
những dòng này, Hoàng Quang Thuận, gọi điện cho tôi bảo đã gửi sách ra Hà Nội.
Vừa hay, tôi nhận được tập “Thi vân Yên Tử” in rất đẹp, bằng hai thứ tiếng:
Việt và Anh do nhà xuất bản giáo dục ấn hành. Cả tập sách bằng tiếng Anh về
cuộc hội thảo tập “Thi vân Yên Tử”. Rất nhiều nhận định về tập thơ của
anh.
Ở đây, tôi không
nói về tập thơ, tôi chỉ nói những cảm tưởng của mình về người thơ. Người thơ
phong vận như thơ ấy. Sự dễ gần, quan tâm đến người khác, người thơ của Thi vân
Yên Tử xem ra là một người quảng giao. Tôi đã được anh đưa xem những bức ảnh
của gia đình, chụp với rất nhiều nhân vật cỡ bự, với nhiều người nổi tiếng
trong nước và thế giới, cả bút tích của họ. Nhiều lần tôi còn thấy anh trên
truyền hình trong những buổi làm từ thiện. Tôi nhận ra sự từ tâm.
Đọc những bài
thơ của anh, tôi lại nghĩ tới sự linh thiêng kỳ lạ của miền đất Phật
Yên Tử, không hiểu sao, tôi hay nghĩ tới cõi Thiền. Tôi, cũng như nhiều người,
đến với sự từ tâm, phải chăng cũng từ cõi lòng mình?! Từ những người bạn như
Hoàng Quang Thuận - người của “Thi vân Yên Tử”.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự