Nếu như trước đây
nhiều người quan niệm ăn chay chỉ dành cho phật tử thì ngày nay ăn chay trở
thành một nét văn hóa ẩm thực độc đáo. Vào những ngày rằm, mồng Một hay ngày
lễ, nếu có dịp tới chùa vãn cảnh, thắp hương, du khách nhận được lời mời dùng
bữa cơm trong chùa.
Bữa cơm đạm bạc với muối tương, rau dưa, sản vật thảo mộc
trong vườn nhưng được chế biến ngon miệng. Thưởng thức bữa cơm đạm bạc trong
không gian thanh tịnh thực khách còn được nghe giảng đạo lý, lẽ sống ở đời,
trút bỏ được muộn phiền, thấy lòng thanh thản.
Người Hà Nội không
chỉ lên chùa ăn chay mà còn ăn chay thường ngày như một thói quen có lợi cho
sức khỏe. Vì vậy, thật dễ để tìm thấy những cửa hàng phục vụ đồ ăn chay, từ
quán bình dân đến sang trọng.
Đồ ăn chay được coi là “cao lương mỹ vị” trong sự
đa dạng về nguyên liệu, cầu kỳ trong cách bài trí, đáp ứng được nhu cầu của
đông đảo thực khách. Nhiều nơi đã trở thành điểm hẹn cho những ai thích thưởng
thức món ăn chay truyền thống trong không gian thanh tịnh mô phỏng chốn cửa
thiền.
Có cửa hàng ăn chay mang phong cách hiện đại, ồn ào như vẻ vốn có của chốn trần tục. Nhiều nhà hàng thường làm thực đơn buffet chay cho ngày rằm tháng Bảy bao gồm nhiều món ăn tinh tế và mới lạ. Món súp sen mùa hạ vẫn còn nguyên hương sen thanh mát hồ Tây.
Các phật tử dùng cơm chay tại chùa Phụng Thánh (ngõ
Cống Trắng, đường Khâm Thiên, Hà Nội).
Nhiều người lại tự
chế biến đồ ăn chay trong bữa cơm gia đình. Đồ ăn chay thường là những món dễ
làm, dễ ăn, nhưng cần đôi bàn tay khéo léo, sự sáng tạo mới có được món ăn sinh
động. Người con gái Hà Nội xưa được giáo dục chu toàn, đặc biệt nữ công gia
chánh phải giỏi giang, vì thế, món ăn chay phù hợp với người Hà Nội tinh tế.
Cách mà người Hà
Nội ăn chay đáng chú ý nhất bởi triết lý ăn chay. Mâm cơm chay không cần sang
trọng, không cần giả gà, giả lợn nhưng hội tụ đầy đủ các yếu tố âm dương, hội
tụ thiền tịnh. Món nộm bình an được làm từ rau trái sạch có vị dịu mát với
hương thơm tự nhiên thường được người con làm dâng lên cha mẹ. Món ăn là lời
chúc bình an, hạnh phúc tới mọi người.
Người Hà Nội quan
niệm, ăn chay để mở rộng tình thương bao trùm một cách bình đẳng cả muôn vật,
tránh luật nhân quả “ăn gì gặt nấy”. Ăn chay để thân thể khỏe mạnh, trí tuệ
sáng suốt, phát triển tính nhân hậu, từ bi, có được cuộc sống thanh nhàn. Trong
tất cả những giá trị của muôn loài thì sự sống là giá trị nhất và cần được trân
trọng nhất. Vì thế, ăn chay là một cách biểu hiện lòng tôn quý và trân trọng sự
sống.
Đồ ăn chay ngày
càng được ưa chuộng, nhất là với những người trẻ trong xã hội hiện đại. Bên
cạnh đó, ăn chay còn góp phần bảo vệ môi trường, chống lại sự biến đổi khí hậu
đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Dù ăn chay trong chùa hay ăn chay ngoài đời
cũng đều như nhau, cũng là việc làm từ thiện, là nét văn hóa đáng được trân
trọng.
Nguồn tin: QĐND
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự