Câu
ấy giản dị đến nỗi phần đông cận thần của vua đều bĩu miệng trề môi cho giá một
trăm lạng vàng là quá đáng. Nhưng sau khi nghĩ kỹ, vua nhận thấy lời ấy rất hay
và truyền khắc câu ấy trên các tấm cửa cung điện và các vật dụng của vua, để
hàng ngày nhớ mãi không quên. Nhờ câu ấy mà vua xóa bỏ được nhiều điều tệ hại,
phát huy được nhiều điều hay, làm cho nước nhà mỗi ngày mỗi thêm thịnh vượng.
Lúc
ấy có những hoàng thân muốn ngấm nghé ngôi báu nên âm mưu làm phản, họ thông
đồng với quan ngự y để đầu độc nhân khi vua đau ốm.
Rồi
một hôm long thể bất an, vua đòi quan ngự y đến làm thuốc, quan ngự y chế thuốc
độc rót vào chén ngự để dâng vua. Nhưng may thay, trong lúc rót thuốc, quan ngự
y thấy nơi chén có câu: “Phàm làm việc gì, trước phải nghĩ đến hậu quả của nó”.
Quan ngự y giật mình, nghĩ đến hậu quả, thấy sự phản nghịch chẳng những làm cho
mình phải bị tru di tam tộc mà còn gây biết bao tai họa cho dân, cho nước. Quan
ngự y tỉnh ngộ, liền đem tất cả việc đầu độc tâu cho vua rõ.
Nhờ
sự thú nhận mà cả bọn gian thần đều bị trừng trị và ngai vàng càng thêm bền
vững.
(Theo
Truyện cổ Phật giáo)
BÀI
HỌC ĐẠO LÝ:
Vị
quan ngự y trong câu chuyện trên nhờ một câu đáng giá nghìn vàng khắc trên
chén: “Phàm làm việc gì, trước phải nghĩ đến hậu quả của nó” mà tỉnh ngộ. Bài
học chỉ có một câu thôi nhưng đã cứu được quan ngự y suýt nữa phạm một trọng
tội và đất nước cùng nhân dân thoát khỏi đao binh.
Chúng
ta từ nhỏ đã được dạy dỗ nhiều bài học đối nhân xử thế, nguyên nhân thế nào,
hậu quả ra sao đều nói vanh vách, đọc thuộc làu làu. Tuy nhiên, không ít người
bị mê muội bởi cái bẫy ngũ dục của cuộc đời quyến rũ làm cho họ quên nghĩ đến
hậu quả của việc mình đang làm, cứ như đi trong mộng du, vì tìm thú vui trong
chốc lát mà đôi khi dám liều lĩnh với cả mạng sống của mình.
Có
người biết hút thuốc, dùng ma túy, uống rượu là có hại nhưng vẫn cứ lao vào. Có
người biết phá rừng là hủy hoại môi trường, nguyên nhân gây lên lũ lụt hàng năm
làm tổn thất về người và của cho nhiều gia đình, biết vậy nhưng vẫn cứ vi phạm.
Có người biết trồng trọt và chế biến món ăn thức uống không an toàn vệ sinh
thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, nhưng vì lợi nhuận họ vẫn
cứ làm. Có người biết phóng nhanh vượt ẩu sẽ gây ra tai nạn, có nguy cơ mất
mạng nhưng vẫn coi thường, bất chấp hậu quả v.v…
Luật
nhân quả rõ ràng như vậy đó, gieo nhân nào thì gặp quả ấy. Người xưa dạy:
"Trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần”. Một câu nói trước khi phát ra cũng
phải suy nghĩ kỹ càng, huống chi một việc làm, chúng ta cần phải cân nhắc, suy
xét chín chắn trước khi bắt tay vào thực hiện.
Có
ai dám chắc rằng trong một ngày mình không có vài giây phút mê lầm, nên câu nói
đáng giá nghìn vàng ở trên là một tiếng chuông đánh thức sự mê muội tốt nhất.
Thiết nghĩ cũng cần viết câu này treo ở trong nhà, đặt trên bàn làm việc và hay
nhất là niệm liên tục trong tâm như trì kinh nhật tụng để nhắc nhở chúng ta
hàng ngày ý thức về hậu quả.
Không
ai ban thưởng hay trừng phạt chúng ta ngoài hành nghiệp của chính mình. Vì vậy,
hãy gieo nhân lành để gặt quả tốt trong hiện tại và mai sau.
Nguồn tin: theo giacngo.vn
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự