ĐờiXuân Thu, vua Tấn Văn Côngnước Tấn, gặp loạn phải bỏ nước lưu vong, nay trú nước Tề, mai trú nước
Sở. Bấy giờ có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo vua giúp đỡ mưu kế. Một hôm, trên
đường lánh nạn, lương thực cạn, Giới Tử Thôi phải lén cắt một miếng thịt đùi
mình nấu lên dâng vua. Vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cám kích vô cùng.
Giới Tử Thôi theo phò Tấn Văn Công trong mười chín năm trời, cùng nhau trải nếm
bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Về sau, Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu
trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi
tòng vong, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng
không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình,
chớ không có công lao gì đáng nói.
Vì vậy về nhà đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn. Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho
người đi tìm. Giới Tử Thôi không chịu rời Điền Sơn ra lĩnh thưởng, Tấn Văn Công
hạ lệnh đốt rừng,
ý muốn thúc ép Giới Tử Thôi phải ra, nhưng ông nhất định không chịu tuân mệnh,
rốt cục cả hai mẹ con ông đều chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ và hạ lệnh trong dân gian phải kiêng đốt lửa ba ngày, chỉ
ăn đồ ăn nguội đã nấu sẵn để tưởng niệm (khoảng từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5
tháng 3 Âm lịch hàng năm).
Ở Việt Namcũng theo tục ấy và ăn Tết Hàn Thực ngày mồng 3 tháng 3. Tuy nhiên, người ta
chỉ làm bánh trôi hay bánh chayđể thế cho đồ lạnh, nhưng chỉ cúng gia tiên, chứ không ai tưởng nhớ gì đến Giới
Tử Thôi và vẫn nấu nướng chẳng có kiêng gì.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự