Ngôi chùa trăm tuổi có hàng chục tác phẩm bằng rễ cây độc đáo

Chủ nhật - 10/01/2016 09:00
Chùa Srô Lôn ở ấp Sà Lôn, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn (An Giang) sở hữu hàng chục tác phẩm bằng gốc cây với nhiều hình thù độc đáo như long, lân, quy, phụng, sư tử, đại bàng, hổ…
Ngôi chùa trăm tuổi có hàng chục tác phẩm bằng rễ cây độc đáo

Với ý nghĩ tận dụng những gốc cây bỏ đi để tạo ra những vật dụng có ích, phục vụ cho nhu cầu trong chùa cũng như hướng dẫn các phật tử học nghề, nhằm tạo ra nguồn thu nhập, hơn 6 năm qua, Hòa thượng Chau Sơn Hy, Trụ trì chùa Srô Lôn đã cùng các phật tử thổi hồn cho những gốc cây rừng bỏ đi thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Đang vệ sinh lại bộ sưu tập đặt trong kho, Hòa thượng Chau Sơn Hy cho biết: “Việc chạm khắc gỗ trong chùa đã diễn ra hơn 6 năm nay. Nguyên nhân là do nhu cầu của chùa cũng như sản phẩm từ gốc cây làm ra sẽ có độ bền cao và đẹp, hơn nữa là nguồn nguyên liệu rất dễ kiếm. Trước đây, cứ mỗi lần đi đâu đó, phát hiện gốc cây nào tôi đều hỏi xin rồi vận động phật tử cùng nhau lấy về để chế tác. Ban đầu, một số sản phẩm làm ra nhìn lạ mắt, đẹp nên được nhiều phật tử ủng hộ. Vì thế những năm đầu cho ra đời rất nhiều tác phẩm”.

Phần lớn các bộ rễ cây được chùa Srô Lôn lấy xuống từ núi Dài (là núi dài nhất trong Bảy Núi). Với địa hình là đồi núi nên các bộ rễ cây được đưa xuống bằng sức người. Đến nay, việc đi lại có phần dễ dàng hơn nên vận chuyển bằng xe bò xuống chân núi rồi dùng xe tải chở về sân chùa và thuê các thợ điêu khắc đến chế tác. Trước đây, có nguồn nguyên liệu dồi dào, Trụ trì chùa Srô Lôn đã mời một nhà sư ở Trà Vinh qua dạy nghề cho một số phật tử trong chùa cũng như chế tác nhiều bộ rễ của các loài gỗ như: Giáng hương, sao, quăng, mít…Thời điểm đó, trong chùa lúc nào cũng có 6 – 7 phật tử tham gia học nghề và chế tác.

Là một trong những người được truyền nghề điêu khắc gỗ từ nghệ nhân Thạch Mai Phương, anh Chau Huỳnh Tha (26 tuổi) ở ấp Tà On, xã Châu Lăng, cho biết: “Tôi chạm khắc gỗ đã hơn 4 năm nay. Muốn chạm khắc được phải bỏ ra 2,5 năm học nghề. Công việc này trải qua nhiều công đoạn như: Vệ sinh sạch sẽ gốc cây, hình dung ra các hình thù, con vật rồi tiến hình chạm khắc, xử lý chống mối mọt…Gốc cây chạm khắc trong chùa thường có khối lượng rất lớn nên cần đến cả chục người nâng trong quá trình làm. Để có sản phẩm hoàn chỉnh phải bỏ ra hàng tháng trời. Những nơi khác thì chạm khắc từ một khối gỗ còn ở đây thì việc tạo hình dựa theo hình dáng của rễ cây”.

Theo quan sát, trước cửa và trong kho chùa Srô Lôn có hàng chục tác phẩm được tạo nên bằng rễ cây. Các tác phẩm mang hình dáng nhiều loài vật khác nhau như rồng, rắn, rùa, khỉ, đại bàng, hổ, sư tử… cho đến những chiếc ghế, bàn, tượng Phật với nhiều kích thước khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều chưa được đặt tên và định giá cụ thể. Đến nay, kho của chùa gần như không còn chỗ để trưng bày do tác phẩm chế tác ngày một nhiều. Trước việc chùa tiến hành xây dựng nhiều hạng mục nên có dự định bán đi một số tác phẩm để lấy kinh phí tu bổ, còn số giữ lại để phục vụ tham quan.

Là người đứng ra khởi xướng việc tận dụng những bộ rễ cây bỏ đi để tạo ra nhiều sản phẩm có ích, nghệ thuật, Hòa thượng Chau Sơn Hy còn dành thời gian để sưu tầm bộ nông cụ với hàng chục món như: Cối giã gạo, cối quết bánh, khung cửi, xe bò kéo lúa, lưỡi liềm… “Nhà chùa là điểm trung tâm của văn hóa dân tộc nên muốn giữ gìn, bảo tồn những nông cụ của ông cha ngày trước, tránh bị mai một trong quá trình đất nước đang thực hiện cơ giới hóa. Việc chọn nông cụ bảo tồn vì đây là vật dụng của ông cha dùng để sản xuất và nuôi sống chúng ta...”, Trụ trì Hy chia sẻ.

Chùa Srô Lôn được hình thành và tồn tại đến nay đã 150 năm – nơi có hàng chục tác phẩm bằng rễ cây. 

Một tác phẩm có hình đại bàng, rắn, voi, cá chép…cao hơn 2m được đặt ngay tại cổng chùa.

Một tác phẩm có hình đại bàng, rắn, voi, cá chép…cao hơn 2m được đặt ngay tại cổng chùa.

Một chiếc ghế có hình chó sói, sư tử, khỉ, cọp.

Một chiếc ghế có hình chó sói, sư tử, khỉ, cọp.

Chiếc ghế có hình một cặp phụng.

Chiếc ghế có hình một cặp phụng.

Nổi bật nhất trong kho trưng bày là bộ bàn ghế có hình tứ linh và nhiều loài vật khác rất độc đáo.

Nổi bật nhất trong kho trưng bày là bộ bàn ghế có hình tứ linh và nhiều loài vật khác rất độc đáo.

Bộ bàn ghế này được điêu khắc vào năm 2013, do một nghệ nhân ở Trà Vinh chế tác.

Bộ bàn ghế này được điêu khắc vào năm 2013, do một nghệ nhân ở Trà Vinh chế tác.

Một gia đình khỉ. 

Một gia đình khỉ. 

Nguyên liệu của các tác phẩm trưng bày trong chùa đều là những bộ rễ cây được lấy từ núi Dài. 

Nguyên liệu của các tác phẩm trưng bày trong chùa đều là những bộ rễ cây được lấy từ núi Dài.

Nguồn tin: Sưu tầm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây