Ngược lại A Nan là bậc lợi duyên được gần gũi với chư phật, được nghe chư phật thuyết pháp vì ngài là thị giả của phật, chính vì vậy ngài thông suốt kinh kệ nhưng ngài lại là người chứng thánh sau cùng trong thập đại để tử của chư phật .
Nên mới có thơ :
Chuyện đời hay giở là cái chi
Lý luận hơn thua chắc được gi?
Thường trụ trong định đời an lạc
Chớ cãi thấp cao hóa sân si
Bàn đặc khi xưa ngài chứng thánh
Trí ngu thành thánh đạo huyền vi
A nan bên phật thông lý đạo
Thành quả sau cuối thế mới kỳ
Lời bàn :
Đạo phật hay là vậy, huyền vi là vậy. Thật sự ngu hay khôn cũng đều là nghiệp là nhân quả do chúng ta gây nên, vì vậy chúng đồng nhau trong góc độ giải thoát, chính vì vậy tu và hành trì người ngu và người khôn không phân biệt, nếu định tâm tốt ,tu đúng chánh pháp thì không luận ai ngu, ai khôn mà chứng thánh, vì như trên đã nói khôn và ngu cũng là nghiệp, dù là nghiệp bị khôn hay nghiệp bị ngu nó nằm ngoài gốc độ tuệ giác giải thoát. Nếu dừng tất cả nghiệp khôn, ngu tức thể nhập vào cái không trí tuệ.
Câu chuyện ngài Bàn Đặc do bị nghiệp ngu nên trong ngài chỉ có hai chữ chổi quét và quét chổi, ngài trụ trong đó và cuối cùng dừng tất cả nghiệp hòa tâm mình vào vũ trụ bao la , vào trí tuệ giải thoát.
Ngược lại ngài Anan, do có lợi duyên làm thị giả đức phật nên khi đức phật thuyết pháp ngài đều có phước để nghe tuy ngài pháp môn thông suốt, đầu óc lý luận cao siêu nhưng lại là người chứng thánh muộn nhất, nói vậy để biết những lý luận và các pháp đều nằm trong sanh tử, pháp chỉ là phương tiện để hành trì để đi tới giải thoát. Nếu trong tâm mình không có định sống trong ngàn pháp thì vẫn nằm trong sinh tử luân hồi . Thế nên, dù A nan có thông vạn pháp biết mọi lý, thế nhưng tâm ngài vẫn không thường tịnh vì vậy chẳng có huệ giải thoát
Lời khuyên:
Ngày này một số ít đạo hữu, thông đông tây kim cổ là điều tốt. Tuy nhiên tốt trong chuyện đời chứ không phải tốt trong chuyện đạo, Anan khi xưa thông vạn pháp Phật còn bị mắc cái chấp để rồi cuối cùng là người cuối cùng chứng thánh. Bởi vậy tu hành thì nên chọn một pháp môn để hành trì bám chặt pháp đó. Chứ chẳng phải dùng pháp không tinh, hành trì không bền mà có kết quả được.
Nếu ví một vị chân tu vừa câm, vừa điếc, vừa mù là rất hợp lý bởi các vị chân tu thường trụ trong định, những lời khen tiếng chê, những danh vọng, tiền tài đều không làm tâm ngài rung động, đó mới là tu, là hành, là thanh tịnh, ví như mặt nước trong không một gợn sóng nó như tâm các ngài không một tác động nào bên ngoài làm tâm các ngài xao động, không một dục vọng nào bên trong làm tâm ngài nổi song, bởi tất cả những vọng động đó trải qua quá trình hành trì chúng đã nằm yên và đó là tịnh nghiệp . Một trong những thành tựu của quả La Hán là diệt được tạm độc Tham Sân Si tức những cái bên trong đã yên lặng, để rồi họ đi tới quả thánh.
Nguồn tin: Vi Huynh Trưởng
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự