Đập bia đá cổ tìm ngọc quý…
Tấm bia nằm trong khuôn viên đền thờ An Dương Vương bị biến mất là câu chuyện truyền thuyết thứ 2 của người dân xã Cổ Loa về Loa Thành lịch sử. Người ta nghi hoặc rằng, tấm bia đá to thế sức người lấy cắp phải đông lắm?!. Tài thay, vết tích của bia đá chỉ là lỗ vuông trên lưng rùa chứ không bị đập đục, trong khi đó bia đá gắn khít chặt trên lưng rùa “cõng” không bị..đổ?
Tấm bia đá bị đánh cắp giờ đã "hiện" trở về và được BQL dựng lại trong nhà bia
Truyền thuyết về Loa Thành của với chuyện tình thủy chung của Mỵ Châu -Trọng Thủy đã hóa thân vào châu ngọc ngoài biển Đông được nhiều người biết. Và giếng ngọc từng là nơi để rửa cho ngọc thêm sáng, xưa nay người dân vẫn đồ vậy. Ắt vậy thì những bia đá ở nơi linh thiêng trong khuôn viên đền thờ sẽ là đồ quý, sẽ có ngọc châu…một người dân đã nghi nghờ như thế.
Chính vì vậy, mà từ tương truyền, lòng người tham tham ấy đã biến thành hành động cụ thể. Một đêm mưa tầm, gió bấc, kẻ tham lam đã lẩn vào nhà bia cuỗm tấm bia mang về để đục khoét hòng lấy ngọc quý. Thế rồi, ngọc châu đâu không thấy, chỉ thấy người ốm quay quắt, gia đình làm ăn hên ít, xui nhiều…
Tấm bia bị kẻ cắp đập vỡ đã được hàn lại
Chẳng ai nói, song người dân trong xã Cổ Loa giờ biết rõ người lấy cắp, bởi vì sau bận ốm thập tử nhất sinh của người dám cả gan làm liều đã phải mang trả tấm bia đá về vị trí cũ. “Họ không nói nhưng dân làng đều biết. Tôi không phải là người duy tâm nhưng phạm phải vật thiêng thì khó lý giải lắm. Gia đình nhà ấy tai qua nạn khỏi là nhờ xin ngài xá tội đấy…”- ông từ Nguyễn Văn An cho biết.
Ông từ An đã mở cửa đền thờ cho chúng tôi vào dâng lên “ngài” nén hương thơm. Đối với người đến Loa Thành ngày nay, đều kính cẩn trước ban thờ về vị vua một thời của nước Âu Lạc. Đó cũng là nơi để lại cho con cháu một di tích lịch sử giá trị về kiến trúc, văn hóa, quân sự. Ông từ An nhẹ nhàng thỉnh những tiếng chuông, rồi hướng dẫn du khách từng nơi có ý nghĩa về lịch sử.
Cái giá phải trả từ một lòng tham
Từ trong đền còn vương nguyên mùi nhang bước qua bậu cửa ra ngoài, thấy lòng thanh thản hơn. Nhưng khi chân đặt đến nhà bia, chẳng thể có suy nghĩ khác ngoài việc xót xa cho Loa Thành lịch sử. Một tấm bia đá vỡ tan được ghép lại bằng xi măng chằng chịt. “Đó là tấm bia bị người dân ăn cắp về nung vôi. Nhưng bao lần cũng không chín được bia đá. Sau lần đó gia đình làm ăn bại hoại, khốn khó vô cùng. Đi xem thầy bảo gia đình lấy cắp của nơi thiêng nào đó một vật gì, nên gặp họa rồi họ mang đến trả lại…”- ông từ Nguyễn Văn An cho biết.
Nhà bia cổ kính trang nghiêm dưới không gian vòng xoáy trôn ốc thứ 9 của Loa Thành
Việc tấm bia bị lấy cắp, sau thời gian dài “hiện về” vị trí cũ đã làm nhiều người không dám làm bậy từ khi ấy. Chuyện cụ thể tấm bia bị nung vôi hay bị đục khoét lấy châu ngọc thì chỉ có người “phạm húy” làm liều ấy mới biết rõ.
Tấm bia giờ vẫn còn đó, sự biến mất và sự trở về của vật thiêng giờ không còn là chuyện thần kỳ đối với người dân xã Cổ Loa. Vật thờ hay bia đá trong nơi này đều có ý nghĩa, giá trị lịch sử, tâm linh. Động đến thì ắt sẽ rước họa vào thân. “Tôi được biết, tấm bia bị mất có từ thời hậu Lê. Những năm 1980 Viên hán Nôm đã về khảo cứu và xác định thế”- ông từ An cho biết.
Những tấm bia đá được đặt trang nghiêm trong nhà bia 4 mái cong vút. 4 bên có bậc tam cấp lên xuống, có đôi lân đá uy nghiêm nghếch đầu phục bên lối lên xuống. Ngoài tấm bia đá từng bị mất cắp, trong nhà bia còn có 3 tấm bia đá khác nằm trên lưng rùa hướng về ao rồng phía cổng Loa Thành. 3 tấm bia còn lại được cho là rất cổ, đến nay giới khảo cổ vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về lịch sử nên chưa có thống nhất chung về tấm bia đó của thời nào khắc tạc.
Cổng tam quan đền thờ An Dương Vương
Giờ Loa Thành không còn đủ 9 vòng xoáy trôn ốc. Song, những gì còn lại đã được khẳng định giá trị riêng của nó. Những hiện vật trong di tích giờ đều là vật thiêng liêng của lịch sử để lại. Mỗi việc làm ảnh hưởng đến khu di tích đều sẽ dẫn đến hậu quả, mà rõ nhất là mất một hiện vật, hỏng một hiện vật là mất đi giá trị về Loa Thành di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc mà có từ hàng nghìn năm qua.
Nguồn tin: ANTĐ
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự