Tâm nguyện của Phật tử Nguyễn Vũ Băng là mang sức sống tâm linh bền vững, sưởi ấm cho khu đô sinh thái cao cấp Đan Phượng để hết thảy mọi người ai nấy khi đến khu đô thị này đều được hưởng hạnh phúc của sự tĩnh tâm hướng thượng và nhận được sự gia trì phù hộ của đức Phật đại từ đại bi.
Thời khắc sẽ ghi vào lịch sử Phật giáo Thủ đô
Sau hơn một năm thi công xong phần thô, Lễ đặt nóc ngôi chùa Đại Từ Ân đã được long trọng cử hành vào 9h00, ngày 19/9 Tân Mão (tức ngày 15/10/2011).
Chính điện chùa Đại Từ Ân
Quang lâm đến tổ chức lễ đặt nóc theo đúng nghi thức truyền thống Phật giáo có TT. Thích Bảo Nghiêm - Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Trị sự Thành hội PG Hà Nội; TT. Thích Thanh Chính - Phó Ban Trị sự THPG Hà Nội; ĐĐ. Thích Trí Như, ĐĐ. Thích Minh Tín – Phó hiệu trưởng và gần 200 tăng ni sinh khóa VI – Trường Trung cấp Phật học Hà Nội.
Về phía Ban tổ chức Lễ đặt nóc có: ĐĐ. Thích Tiến Đạt - Phó Ban trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự THPG Hà Nội, trụ trì chùa Đại Từ Ân; Phật tử Doanh nhân Nguyễn Vũ Băng - Chủ tịch HĐQT và Ban giám đốc công ty DIA.
Trước giờ phút đặt nóc xây dựng chùa Đại Từ Ân, TT. Thích Bảo Nghiêm đã định hướng chỉ đạo: Nên đầu tư xây dựng nơi đây thành trung tâm Giáo dục Phật giáo Thủ đô trong tương lai.
Sau khi kết thúc buổi lễ, toàn thể chư tôn đức tăng ni đã đi thăm quan xung quanh khuôn viên chùa Đại Từ Ân - nơi mà Doanh nhân Nguyễn Vũ Băng và ĐĐ. Thích Tiến Đạt - trụ trì chùa Đại Từ Ân đã hứa khả sẽ cố gắng xây dựng xong sớm để cúng dàng cho Trường Trung cấp Phật học Hà Nội.
Được biết, chùa Đại Từ Ân tọa lạc tại khu đất nơi phong quang rộng rãi, nhiều cây xanh trong khu đô thị sinh thái cao cấp Đan Phượng với khuôn viên vườn chùa rộng 4,5 ha và hơn 2 ha của khu nội tự gồm chính điện, giảng đường, khu tăng xá, thư viện v.v.
Khu vực này nằm tiếp giáp với đường Hoàng Quốc Việt kéo dài, thuộc địa bàn xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, cách khu Mỹ Đình chừng 15 phút chạy xe nên thực sự không quá xa, cũng không quá gần trung tâm Hà Nội.
Tận mắt chứng kiến nơi này, chư Tôn thiền đức và đặc biệt là các vị Tăng ni sinh đều có chung tâm trạng: nơi đây thật rộng rãi, thoáng mát, đẹp, rất phù hợp để xây dựng một cơ sở giáo dục Phật giáo. Giảng đường Phật học nếu được chuyển lên khu đô thị tâm linh đây sớm ngày nào thì tốt cho quá trình tu học của Tăng Ni sinh ngày đó.
Theo lời của ĐĐ. Thích Tiến Đạt - trụ trì chùa Đại Từ Ân cho biết: khu Tăng xá, giảng đường, phòng đọc sách, thư viện, dự kiến sẽ xong trước cả khu chính điện.
Chúng tôi cùng với các Đại thí chủ của công ty DIA sẽ cố gắng đáp ứng đủ nhu cầu tu học cho các sinh viên, đồng thời, trong khuôn viên đã xây dựng khu riêng dành cho nhà nghiên cứu Phật học cùng Chư tôn đức Giảng sư.
Hy vọng một năm nữa, khi công ty DIA xây dựng xong khu đô thị tâm linh này, thì Thành hội Phật giáo Hà Nội sẽ có thêm một cở sở giáo dục tốt, xứng tầm là nơi đạo tạo Tăng Ni của Thủ đô.
Khi được hỏi về tiến độ thi công công trình, Doanh nhân Nguyễn Vũ Băng cho biết: “Trong xây dựng thì việc thi công lâu nhất vẫn là Gỗ. Chúng con sẽ cố gắng hoàn thiện sớm cho kịp tổ chức khánh thành vào cuối năm 2012. Để lấy công đức dâng lên cúng dàng kỳ Đại hội Phật giáo năm tới”.
Từ trái qua: TT. Thích Thanh Chính, PT Doanh Nhân Nguyễn Vũ Băng, TT. Thích Bảo Nghiêm, ĐĐ. Thích Tiến Đạt, ĐĐ. Thích Minh Tín
Một số thông tin về Trường Trung cấp Phật học Hà Nội:
Địa điểm: Tọa lạc tại chùa Mỗ Lao - số 2 đường Thanh Bình, phường Mỗ Lao, quận Hà Đông.
Trường đang đào tạo 187 Tăng ni sinh Khóa VI, niên khóa 2010 - 2014.
Trường Trung cấp Phật học Hà Nội là kết quả hợp nhất giữa 2 trường: TCPH Hà Tây và TCPH Hà Nội (cơ sở cũ tại chùa Bà Đá)
Cơ sở vật chất hiện tại của nhà trường khá nhỏ bé và rất khiêm tốn so với các Trường TCPH trong nước. Kể từ năm 1994 đến nay, vẫn chưa được đầu tư xây dựng và tôn tạo thêm.
“Hiền tài là
nguyên khí của Quốc gia
Tăng tài là Pháp khí của Nhà Phật”
Công tác giáo dục Phật giáo, đào tạo các tu sĩ Phật giáo có đủ tài, đủ đức đang là nhiệm vụ vô cùng cấp bách trong thời đại hiện nay. Do vậy việc cúng dàng cho sự nghiệp Giáo dục Phật giáo công đức lớn hơn rất nhiều so với công đức làm chùa, tô tượng, đúc chuông.
Hy vọng, trong tương lai, sẽ có thêm nhiều các đại thí chủ như Doanh nhân Nguyễn Vũ Băng cùng các Phật tử thiện tín tham gia vào Ban bảo trợ Học đường Trường Trung cấp Phật học Hà Nội để đóng góp tài lực, vật lực và trí lực cống hiến cho công tác giáo dục Phật giáo.
Ý kiến bạn đọc
Chùa Thành Lạng Sơn Diên Khánh Tự